4.1 Khái quát thực trạng phát triển sản xuất cam đường Canh xã Quý Sơn
4.1.1 Tình hình phát triển cây ăn quả lâu năm trên địa bàn xã Quý Sơn.
Xã Quý Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 4015,22 ha trong đó có 3205,93 ha diện tích đất nông nghiệp, thu nhập người dân chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là từ trồng cây ăn quả. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì cây cam ( chủ yếu là cam đường Canh ) được xem là cây trồng chính của nhiều hộ sản xuất nông nghiệp. Với ưu thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây ăn quả lâu năm.
Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên địa bàn xã Quý Sơn (2012 – 2014 )
( ĐVT: Diện tích: ha ; giá trị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Diện tích GTSX Diện tích GTSX Diện tích GTSX
Cây có múi
Cam 24 48,1 29,20 58,3 39 76
Bưởi 15,31 5,34 27,14 9,2 40 20,8
Cây ăn quả khác
Vải 1690 130,6 1760 140,4 1980 165
Nhãn 25 3 30,12 3,8 40 5,3
Bảng 4.2: Diện tích trồng cây ăn quả lâu năm trên địa bàn xã Quý Sơn 2014.
STT Thôn Cây ăn quả (ha)
Vải Cam Bưởi Nhãn Cây khác
1 Tư Một 50,0 - 1,0 2,0 1,0 2 Tư Hai 65,0 0,5 0,5 1,5 2,0 3 Số Tư 45,0 0,5 1,0 1,5 1,0 4 Phúc Thành 90,0 2 2,0 3,5 2,0 5 Thượng Vũ 55,0 1 2,0 2,0 2,0 6 Đồng Giao 215,0 7,5 1,0 2,0 2,0 7 Số Ba 45,0 - 2,0 1,5 1,0 8 Quý Thịnh 35,0 0,5 0,5 1,5 1,0 9 Đoàn Kết 65,0 0,5 1,5 2,5 2,0 10 Hai Mới 40,0 2 3,0 0,5 1,0 11 Hai Cũ 195,0 8,0 2,0 2,0 1,0 12 Lai Hòa 45,0 1,0 2,0 2,0 1,0 13 Tân Thành 35,0 - 2,0 1,0 1,0 14 Cầu Cao 40,0 - 1,0 1,0 1,0 15 Trại Ba 65,0 0,5 0.5 2,0 1,0 16 Giành Cũ 235,0 9,0 1,0 2,5 1,0 17 Giành Mới 75,0 - 2,0 4,5 1,0 18 Tam Tầng 20,0 - 1,0 1,0 1,0 19 Thum Cũ 45,0 1,0 0,5 3,0 1,0 20 Thum Mới 30,0 - 0,5 0,5 1,0 21 Bắc Một 45,0 0,5 2,0 5,0 2,0 22 Bắc Hai 30,0 0,5 2,0 3,0 1,0 23 Nhất Thành 23,0 - 2,0 0,5 3,0 24 Phi Lễ 150,0 2,5 2,0 4,0 3,0 25 Bãi Chè 77,0 0,5 1,5 1,0 3,0 26 Trại Cháy 45,0 1,0 1,0 3,0 - 27 Bãi Than 20,0 - 2,0 0,5 - Tổng 1980 39 40 40 35
( Nguồn: Ban thống kê xã Quý Sơn)
Tình hình diễn biến phát triển sản xuất, diện tích cây ăn quả qua các năm trên địa bàn xã thể hiện qua bảng 4.1 và bảng 4.2: Trong đó Cam ( chủ yếu là cam đường Canh ) là cây ăn quả có múi mới được trồng nên diện tích trồng Cam còn thấp hơn so với những cây khác. Nhưng do giá trị sản suất của cây cam mang lại là cao hơn so với loại cây khác nên diện tích trồng cam ngày càng được mở rộng qua các năm.
Diện tích sản xuất các cây ăn quả như vải, bưởi, nhãn cũng ngày càng tăng nguyên nhân do thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả ngày càng tăng lên so với các năm trước, hơn nữa do trồng các loại cây ăn quả đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa nên người dân cũng đã tự chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ăn quả mang lại giá trị cao.
Diện tích cam đường Canh của xã được trồng chủ yếu tại 3 thôn: Đồng Giao, Giành Cũ, Hai Cũ ( trên 7 ha ) do ở 3 thôn này diện tích đất đai lớn chủ yếu là đất trồng vải do vải có giá trị sản xuất thấp nên nhiều hộ dân đã tự chuyển đổi diện tích trồng vải sang trồng cam đường Canh có giá trị sản xuất cao, hơn nữa do 3 thôn gần với hồ, đập chứa nước nên có khả năng cung cấp nước, cũng như tiêu thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho cây cam đường Canh phát triển.
Vì vậy, qua ba năm diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn xã ngày càng tăng mà không hề có xu hướng giảm. Trong đó, diện tích trồng cam là tăng chậm nhất dù cho giá cam ngày càng cao và ổn định nhưng do trồng cam tốn nhiều thời gian chăm sóc, mất nhiều công lao động, sâu bệnh nhiều và thường phải đối mặt với những rủi ro khi trồng, nhiều nhà đã phải bỏ cả vườn cam khi đến mùa thu hoạch do chất lượng quả rất kém cho nên người dân trong xã vẫn chưa mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam.
4.1.2 Tiềm năng phát triển sản xuất cam đường Canh của xã Quý Sơn
Xét trên tổng thể nền kinh tế nói chung đối với bất kì loại cây ăn quả nào đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Cây cam đường Canh cũng vậy, là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế và đang được trồng rộng rãi với quy mô lớn. Xuất xứ tại vùng Canh – Diễn ( Từ Liêm, Hà Nội ) có những diều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển, cam đường Canh được coi là cây ăn quả có giá trị cao và mang hương vị đặc trưng.
Cam đường Canh đã được đưa về Quý Sơn bởi một vài hộ gia đình từ năm 2005 nhưng do là cây trồng mới với kỹ thuật trồng và chăm sóc khó, nên ban đầu cũng chỉ có số ít hộ trồng, sau vụ thu hoạch 2009 của các hộ nói trên với giá bán, lợi nhuận cao nên các hộ trong xã bắt đầu học hỏi và chuyển đổi diện tích trồng. Với kinh nghiệm sản xuất cây ăn quả lâu năm, ham học hỏi, cần cù lao động…đến năm 2011
diện tích trồng cam đường Canh đã tăng lên 12 ha với tổng diện tích trồng cam Canh là 17 ha.
Ngoài tiềm năng trên, xã Quý Sơn còn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây cam phát triển như:
- Tiềm năng về khí hậu: khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lý. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng, khí hậu và thời tiết không những là một yêu cầu không thể thiếu được mà còn có tính quyết định và chất lượng sản phẩm. Mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu chế độ nhiệt, lượng mưa khác nhau. Tuy nhiên, trong một giới hạn về nhiệt độ và lượng mưa nhất định thì có thể trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Đối với cây cam Canh thích hợp ở nhiệt độ 22 - 29oC và lượng mưa vào khoảng 1500 – 2000 mm, căn cứ vào yêu cầu về nhiệt độ cho cam Canh thì có thể chế độ nhiệt và lượng mưa tại xã Quý Sơn rất phù hợp cho cam Canh sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tiềm năng về đất đai: do đặc tính sinh lý khác nhau, mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu khác nhau về đất. Các yếu tố cơ bản của đất có quan hệ tới sự phát triển cây trồng là các tính chất lý, hóa học. Đối với cây cam Canh yêu cầu về đất là đất có kết cấu tốt, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm thoát nước tốt, tầng đất dày, mực nước ngầm thấp. Qua các số liệu điều tra về đất đai của xã thì có thể thấy xã Quý Sơn rất có tiềm năng cho phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây cam đường Canh.
Bên cạnh đó, chính quyền huyện Lục Ngạn cũng như xã Quý Sơn đang có định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà trong đó chú trọng tới chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Bởi vậy cây cam Canh đang nhận được sự quan tâm và có điều kiện tương đối tốt để trở thành cây trồng chủ lực mang lại các giá trị kinh tế - xã hội lớn cho xã.
4.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam đường Canh của hộ nông dân xã Quý Sơn
4.2.1 Thông tin cơ bản về hộ điều tra
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, do thời gian có hạn và đặc điểm của các hộ trồng cam của địa phương là tương đối giống nhau về tình hình sản xuất tôi thực hiện điều tra 50 hộ trồng cam đường canh tại xã Quý Sơn trong đó: 23 hộ quy mô nhỏ, 17 hộ quy mô trung bình, 10 hộ quy mô lớn. Qua điều tra tôi thu thập được tình hình cơ bản của các hộ như sau:
Bảng 4.3 Đặc điểm nhân khẩu của hộ trồng Cam ĐC
Diễn Giải ĐVT Bình
quân
Nhóm Hộ Theo Quy Mô QM Lớn QM TB QM Nhỏ Số hộ điều tra Hộ 50 10 17 23 Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 44,03 46,5 45,2 42,1
Nhân khẩu trong hộ Người/hộ 4,64 4,7 4,8 4,5
Số LĐ tham gia SX Cam ĐC Người/hộ 2,51 2,6 2,6 2,4 Trình độ văn hóa chủ hộ -
- Cấp I Người 1,14 0 2 1
- Cấp II Người 9,58 5 9 12
- Cấp III Người 7,18 5 6 9
- Cao đẳng & Đại học Người 0,46 0 0 1
Kỹ thuật trồng -
- Trồng xen Hộ 32 0 13 19
- Trồng thuần Hộ 18 10 4 4
Hộ tham gia tập huấn Hộ 21 5 12 4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Qua bảng 4.3 ta thấy:
Độ tuổi của chủ hộ giữa các nhóm khác nhau không nhiều, đạt trung bình 44,03 tuổi. Ở độ tuổi này của chủ hộ, phần lớn các hộ đã ổn định cơ sở vật chất, nguồn vốn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ đã có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật trồng và chăm sóc và sản xuất cam đường Canh.
Nhân khẩu bình quân chung là 4.64 khẩu/hộ, chênh lệch giữa các nhóm hộ là không lớn. Nhân khẩu của nhóm hộ quy mô trung bình là lớn nhất với 4,8 khẩu/hộ và thấp nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ với 4,5 khẩu/hộ.
Số lao động tham gia sản xuất cao đường Canh bình quân/hộ là 2,51 người, số lao động bình quân tham gia sản xuất cam ở hộ quy mô lớn và trung bình gần như là
bằng nhau và bằng 2,6 lao động/hộ, đối với nhóm hộ quy mô nhỏ số lao động tham gia sản xuất cam là 2,4 lao động/hộ. Với số nhân khẩu trên thì trong sản xuất cam lao động gia đình đảm bảo thực hiện tốt các công việc chăm sóc thường xuyên cho vườn cây như: làm cỏ, bón phân, tưới nước…nhưng vẫn chưa thể đảm bảo cho công tác trồng, chăm sóc cây và công tác thu hoạch sản phẩm. Vì vậy, vẫn phải thuê thêm lao động để chăm sóc vườn cây cũng như đảm bảo công tác thu hái…
Trình độ học vấn của các chủ hộ hầu hết là đã học chưa xong hoặc xong cấp II ( 26/50 hộ) và cấp III ( 20/50 hộ ). Với trình độ học vấn như trên, các chủ hộ khá chủ động và nhanh chóng bắt nhịp trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam Canh, tích cực tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ sản xuất khác trong và ngoài địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các hộ vẫn hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời nên vẫn còn có những hạn chế trong việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
Qua điều tra tôi thấy rằng tập quán trồng cam đường Canh của hộ có hai hình thức trồng là trồng thuần và trồng xen. Phần lớn các hộ sử dụng phương thức trồng xen (32/50 hộ), trong đó chủ yếu là các hộ quy mô nhỏ (19/23 hộ) và hộ quy mô trung bình (13/17 hộ). Những hộ này bắt đầu nhận thấy giá trị kinh tế cao mà cây cam Canh mang lại nên đã phá bỏ một phần diện tích cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp của gia đình để trồng cam nhưng do còn thiếu vốn và chưa dám mạnh dạn chuyển đổi nên vẫn giữ lại những diện tích cây ăn quả khác như: vải, nhãn…Một số bộ phận nông dân thì do diện tích đất trồng cây hạn chế, không thể mở rộng quy mô thêm được nữa. Trong số các hộ điều tra thì các hộ quy mô lớn không áp dụng phương thức trồng xen mà chuyển hoàn toàn diện tích đất ruộng, vườn, đồi để trồng thuần cam đường Canh.
Về các hộ tham gia tập huấn khuyến nông còn rất hạn chế chỉ có 21 hộ trong 50 hộ điều tra tham gia tập huấn chiếm 42%. Điều này cho thấy công tác khuyến nông tại xã còn gặp nhiều khó khăn.
4.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cam Canh của các hộ điều tra.
Diễn Giải ĐVT BQ Chung Nhóm hộ theo quy mô QM Lớn QM TB QM Nhỏ 1.Tổng Diện Tích Trồng Cam 6,84 8,16 7,8 5,55 a. Diện tích trồng mới Ha - - - - - Đồng Giao Ha 0,58 0 0,65 0,77 - Hai Cũ Ha 0,46 0,1 0,52 0,58 - Giành Cũ Ha 0,44 0,36 0,31 0,58
b. Diện tích cho thu hoạch Ha - - - -
- Đồng Giao Ha 1,60 2,5 2,22 0,76
- Hai Cũ Ha 1,99 2,4 2,54 1,4
- Giành Cũ Ha 1,76 2,8 1,56 1,46
2. Năng Suất BQ Tấn/ha 26,83 42,44 25,56 20,98
- Đồng Giao Tấn/ha 26,67 42,4 26,98 19,61 - Hai Cũ Tấn/ha 27,91 41,88 26,06 23,2 - Giành Cũ Tấn/ha 25,91 43,04 23,72 20,07 3. Sản lượng BQ Tấn 52,12 109,06 54,25 25,78 - Đồng Giao Tấn 48,42 106 59,9 14,9 - Hai Cũ Tấn 57,56 100,5 66,2 32,5 - Giành Cũ Tấn 50,16 120,5 37 29,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Thông qua số liệu điều tra từ các hộ trồng cam đường Canh trong xã ta thu được khái quát tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cam đường Canh theo thôn và theo quy mô của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.4:
Qua bảng ta thấy diện tích trồng cam trung bình của các thôn là 6,84 ha. Trong đó bao gồm cả diện tích trồng mới cũng như diện tích cam đường Canh đã cho thu hoạch, số diện tích này bao gồm cả đất vườn và đất đồi, diện tích của các hộ quy mô lớn và quy mô trung bình chênh lệch nhau không nhiều (8,16 so với 7,8 ha), thấp nhất là các hộ quy mô nhỏ với 5,55 ha cam đường Canh được trồng. Có một nghịch lý là diện tích trồng mới của các hộ quy mô lớn (0,46 ha) là thấp hơn so với các hộ quy mô trung bình (1,48 ha) và quy mô nhỏ (1,93 ha) do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cây cam đường Canh là cây khó tính đòi hỏi về kĩ thuật chăm sóc trong suốt quá trình sinh trưởng của cây là rất cao trong khi trồng các cây như bưởi diễn, vải…không
cần những yêu cầu cao như vậy, hơn nữa việc trồng cam đường Canh luôn phải đối mặt với nhiều rủi do như: nhiều sâu bệnh, mất mùa…nhiều hộ trồng cam Canh trong xã đã phải bỏ cả vườn cam đến kỳ thu hoạch do chất lượng quả kém. Vì vậy, các hộ trồng cam lâu năm trong xã đã hiểu được những khó khăn, rủi ro khi trồng cam đường Canh nên các hộ không muốn mở rộng diện tích mặc dù giá cam, năng suất vẫn cao và ổn định hơn so với các loại cây ăn quả khác.
Năng suất cam đường Canh bình quân của các hộ trồng quy mô lớn chênh lệch nhiều so với hộ quy mô nhỏ (42,44 tấn/ha với 20,98 tấn/ha ) do các hộ trồng quy mô lớn chỉ trồng thuần cam đường Canh và đầu tư lớn hơn nhiều so với các hộ quy mô nhỏ. Năng suất theo thôn có sự chênh lệch không nhiều lớn nhất là 27,91 tấn/ha ở thôn Hai Cũ và thấp nhất là ở thôn Giành Cũ với 25,91 tấn/ha.
Sản lượng bình quân theo quy mô của các thôn có trồng cam đường Canh là 52,12 tấn và sản lượng của hộ trồng quy mô lớn so với với các hộ trồng quy mô trung bình và nhỏ là rất cao (109,06 tấn so, 54,25 tấn và 25,78 tấn). Sản lượng cam đường Canh tại thôn Hai Cũ là lớn nhất 57,56 tấn và thấp nhất là thôn Đồng Giao với 48,42 tấn.
4.2.3 Chi phí cho sản xuất cam đường Canh của hộ
Để có một vườn cam đường Canh cho năng suất cao các hộ nông dân phải bỏ ra nhiều tiền, công chăm sóc, thời gian chăm sóc nhất định. Cam đường Canh là cây ăn