Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên địa bàn xã Quý Sơn (2012 – 2014 )

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cam đường Canh của hộ nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ I. Tổng số hộ Hộ 4106 100,00 4147 100,00 4186 100,00 100,99 101,94 101,47 1. Nông nghiệp Hộ 3481 84,77 3428 82,62 3450 82,40 98,48 100,64 99,56

2. Phi nông nghiệp Hộ 625 15,23 719 17,38 736 17,60 115,04 102,36 108,7

II. Tổng nhân khẩu Khẩu 17178 100,00 17342 100,00 17474 100,00 100,95 100,76 100,86

1. Nông nghiệp Khẩu 14297 83,22 14308 82,50 14046 80,38 100,08 98,17 99,13

2. Phi nông nghiệp Khẩu 2881 16,78 3034 17,50 3429 19,62 105,31 113,02 114,02

III. Tổng số lao động 10125 100,00 10314 100,00 10506 100,00 101,87 101,86 101,87

1. Nông nghiệp LĐ 8851 87,41 8887 86,16 8841 84,15 100,41 99,48 99,95

2. Phi nông nghiệp LĐ 1274 12,59 1427 13,84 1665 15,85 112,00 116,68 114,34

IV. Một số chỉ tiêu khác

1. Số khẩu BQ/hộ Khẩu/hộ 4,19 - 4,18 - 4,17 - 99,76 99,76 99,76

2. Số LĐ BQ/hộ LĐ/hộ 2,46 - 2,48 - 2,5 - 100,81 100,81 100,81

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất – kỹ thuật

3.1.2.3.1 Công trình công cộng

Bảng 3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng văn hoá-xã hội xã Quý Sơn năm 2014

STT Tên tổ chức Diện tích (m2)

1 Trụ sở UBND xã 3061

2 Nhà văn hóa xã 6570

3 Nhà văn hóa thôn Trại 3 811

4 Nhà văn hóa thôn Cầu Cao 751

5 Nhà văn hóa thôn Tư 1 1115

6 Nhà văn hóa thôn Tư 2 675

7 Nhà văn hóa thôn Phúc Thành 2884

8 Nhà văn hóa thôn Số Tư 235

9 Nhà văn hóa thôn Thượng Vũ 1220

10 Nhà văn hóa thôn Đồng Giao 1007

11 Nhà văn hóa thông Hai Mới 1003

12 Nhà văn hóa thôn Hai Cũ 517

13 Nhà văn hóa thôn Tân Thành 434

14 Nhà văn hóa thôn Lai Hòa 551

15 Nhà văn hóa thôn Đoàn Kết 2426

16 Nhà văn hóa thôn Số Ba 689

17 Nhà văn hóa thôn Quý Thịnh 1422

18 Nhà văn hóa thôn Giành Mới 981

19 Nhà văn hóa thôn Giành Cũ 611

20 Nhà văn hóa thôn Tam Tầng 481

21 Nhà văn hóa thôn Thum Mới 600

22 Nhà văn hóa thôn Thum Cũ 435

23 Nhà văn hóa thôn Bắc Một 2006

24 Nhà văn hóa thôn Bắc Hai 2048

25 Nhà văn hóa thôn Nhất Thành 1612

26 Nhà văn hóa thôn Phi Lễ 764

27 Nhà văn hóa thôn Bãi Chè 536

28 Nhà văn hóa thôn Trại Cháy 793

29 Nhà văn hóa thôn Bãi Than 647

30 Trường Mầm non xã 5356 31 Trường Tiểu Học 16978 32 Trường THCS xã 17286 33 Trạm y tế 1045 34 Bưu điện xã 173 35 Quỹ tính dụng 411

+ UBND xã: hiện UBND xã có diện tích 3061 m2. Nằm tại vị trí trung tâm và thuận tiện cho việc đi lại. Công trình mới xây dựng, diện tích đáp ứng đủ, có đầy đủ chức năng.

+ Sân thể thao xã tại khu trung tâm xã đối diện khu UBND xã có diện tích 6570 m2.

+ Trường THCS 1: có vị trí tại trung tâm xã, có giao thông thuận tiện với các thôn trong xã, có bán kính hợp lý. Diện tích khuôn viên 9650 m2, diện tích đã đáp ứng đủ.

+ Trường THCS 2: có vị trí tại thôn Bắc Hai có diện tích là 7636 m2, phục vụ cho các thôn ở phía Tây của xã do đặc thù của xã có địa bàn trải rộng, cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ học tập. (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

+ Trường Tiểu học 1: là trường tiểu học trung tâm diện tích 7165 m2. Quy mô diện tích đã đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh. Trường đã đạt chuẩn giai đoạn 1.

* Trường Tiểu học 2 gồm:

+ Trường tiểu học thôn Tư Một: diện tích khuôn viên là 424 m2 nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong giai đoạn mới.

+ Tiểu học thôn Thum Cũ: có diện tích 5217 m2, cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

+ Tiểu học thôn Bắc Hai: có diện tích 6226 m2 đã đáp ứng được nhu cầu của học sinh.

+ Tiểu học thôn Trại Ba: có diện tích là 1269 m2 cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học sinh các thôn.

+ Tiểu học thôn Đoàn Kết: có diện tích là 1183 m2 cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của học sinh. (UBND xã Quý Sơn (năm 2012, 2013, 2014)

* Trường mần non các thôn:

+ Trường mầm non hiện nay đang ở phía Tây UBND xã có diện tích 4244 m2

cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu học tập.

+ Trạm y tế xã: có vị trí trung tâm xã, gần trường tiểu học thôn Thum Cũ có diện tích 1054 m2.

+ Nhà văn hóa các thôn: toàn xã có 26/27 xã có nhà văn hóa thôn. (UBND xã Quý Sơn (năm 2012, 2013, 2014)

3.1.2.3.2 Hạ tầng kỹ thuật môi trường

a. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

- Hiện trạng xây dựng

+ Nền xây dựng các công trình công cộng cao hơn cốt nền tự nhiên từ 0,5 – 0,7m. Nền đường trong các khu dân cư thường cao bằng nền tự nhiên khu vự.

- Hiện trạng thoát nước mùa mưa

+ Xã chưa có hệ thống thoát nước mưa, trong các khu dân cư nước mặt được tiêu thoát nhờ hệ thống cống rãnh ven đường, chảy ra ruộng, ao, hồ và các kênh mương. Khu vực đồng ruộng, nước mặt được tiêu thoát nhờ hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng và sự hỗ trợ của các trạm bơm. (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

b. Hiện trạng giao thông

- Tổng số km đường giao thông trên địa bàn xã: 172,37 km, trong đó: - Đường nhựa liên xã: 14,5 km đã cứng hóa, đạt 100%.

- Đường liên thôn: 41,86 km đã cứng hóa, đạt 19,11%. - Đường nội thôn: 115,970 km đã được cứng hóa 9,567 km.

- Đường trục chính nội đồng: 15,47 km đã cứng hóa 0,4 km, đạt 11,1%. - Đường đã được cứng hóa: 32,36 km/187,27 km, đạt 17,27%.

- Đường xe cơ giới đi lại thuận tiện: 32,07 km/172,37 km, đạt 18,6%.

- Đường nội thôn sạch, không lầy lội: 0 km. (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

c. Cấp nước

- Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là giếng khoan và nước mưa phục vụ cho sinh hoạt gia đình và sản xuất.

- Khoảng 95% số hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, độ sâu 15 – 35 m, hầu hết các giếng khoan có hàm lượng sắt cao nên các hộ gia đình có bể lọc nước sơ bộ trước khi sử dụng, còn lại là giếng khơi.

- Toàn xã có khoảng 80% số hộ gia đình sử dụng thêm nguồn nước mưa cho ăn uống và sinh hoạt. Dung tích bể chứa nước mưa từ 2 – 3 m3. (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

d. Cấp điện * Trạm biến áp

- Số trạm biến áp: 13 trạm ( với tổng chiều dài các tuyến 210 km ).

- Trạm thôn Đồng Giành: công suất 160 KVA, phục vụ cho 2 thôn ( Giành Cũ, Giành Mới với 298 hộ ( 347 đồng hồ )).

- Trạm Đồng Giao II: với công suất 160 KVA, phục vụ cho 2 thôn ( Đồng Giao, Thượng Vũ ) với tổng số 450 hộ.

- Trạm thôn Tân Thành: công suất 100 KVA, phục vụ 90 hộ.

- Trạm biến áp Đồng Giao III ( thôn Đoàn Kết, Số Ba, Quý Thịnh ) 160 KVA. - Hiện trạng đang sử dụng 400 công tơ/3 thôn, phục vụ cho 408 hộ.

- Trạm biến áp thôn Tư Một: 100 KVA, phục vụ 269 hộ. - Trạm Tư Hai: 100 KVA, phục vụ 182 hộ.

- Trạm biến áp Thum Bắc ( Nhất Thành ): 250 KVA, phục vụ 4 thôn ( Nhất Thành, Bắc Hai, Phi Lễ, Bãi Chè ) với 617 hộ + 2 trường học ( Tiểu học số 2 và THCS 2 ).

- Trạm biến áp Bắc Một: 180 KVA, phục vụ 184 hộ. - Trạm biến áp Thum Mới: 180 KVA, phục vụ 122 hộ. - Trạm biến áp Bắc Hai: 160 KVA, phục vụ 178 hộ. - Trạm biến áp Cầu Cao: 100 KVA, phục vụ 104 hộ. - Trạm biến áp thôn Trại Ba: 100 KVA, phục vụ 178 hộ. - Trạm biến áp Đồng Giao I: 250 KVA.

- Trạm biến áp UBND xã: 100 KVA, phục vụ 120 hộ thôn Hai Mới cùng với sử dụng của UBND + hai trường học ( THCS số 1, Mầm non số 1 ). (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

* Đường dây hạ thế:

- Số km đường dây hạ thế: 109,4 km trong đó đường diện 3 pha là 84,1 km. - Số tuyến: gồm 57 tuyến của 13 trạm biến áp.

- Tuyến trạm Đồng Giành: 4 tuyến, 12,3 km ( trong đó 7,7 km đường 3 pha ). - Trạm Đồng Giao II: 4 tuyến với chiều dài 25 km, trong đó 3 pha là 12 km. ( còn lại 7 km là 1 pha )

- Trạm biến áp Tân Thành: 2 tuyến với tổng chiều dài 2,4 km ( trong đó 3 pha là 2 km ).

- Trạm Đồng Giao III: 3 tuyến với tổng chiều dài là 15km ( trong đó 3 pha là 8,5 km ).

- Trạm Tư Một: 3 tuyến với chiều dài 4,2 km, 257 công tơ ( trong đó 3 pha là 3,4 km, còn lại 0,8 km nằm ngoài quy hoạch của thôn ).

- Trạm Thum Bắc: 11 tuyến. Tổng chiều dài là 9 km trong đó 3 pha là 7 km. - Trạm Bắc Một: 3 tuyến với tổng chiều dài 7 km ( trong đó 3 pha là 5,5 km). - Trạm Thum Mới: 7 tuyến với tổng chiều dài 8 km ( trong đó tuyến 3 pha 6 km ). - Trạm Bắc Hai: 3 tuyến với tổng chiều dài 3,5 km, trong đó 3 pha là 3 km. - Trạm Cầu Cao: 2 tuyến với tổng chiều dài 4 km, trong đó 3 pha là 2,5 km. - Trạm Trại Ba: 3 tuyến với tổng chiều dài 5 km, trong đo 3 pha là 3,5 km. - Trạm Đồng Giao I: 4 tuyến tổng chiều dài 8 km, trong đó 3 pha là 6,5 km. - Trạm Tư Hai: 3 tuyến tổng chiều dài là 4,5 km, trong đó 3 pha 2,5 km. - Trạm UBND xã: 2 tuyến, tổng chiều dài 3 pha là 2,5 km.

* Tỷ lệ hộ sử dụng điện: đạt 100%.

* Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất: đạt 90%. (UBND xã Quý

Sơn năm 2012, 2013, 2014)

e. Thoát nước và vệ sinh môi trường

- Thoát nước thải:

+ Toàn xã đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa. Nước thải được thoát ra những điểm trũng, chủ yếu thoát ra mương rãnh đổ trực tiếp ra đồng, một phần còn lại thoát vào ao, hồ trong khu dân cư. Phần lớn nước thải ra không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.

+ Thu gom xử lý chất thải rắn: hiện tại xã có chủ trương để 5 điểm thu gom tập trung rác và 1 bãi rác tập trung sau đó chuyển đến khu xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân không tuân theo quy định tự ý đổ chất thải rắn ra ruộng và rãnh thoát nước, những nơi đất trống… gây mất vệ sinh môi trường xung quanh.

+ Nghĩa trang: trong xã do nghĩa trang không tập trung nên có nhiều nghĩa trang phân tán trong khu dân cư. (UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

f. Thủy lợi

- Diện tích được tưới tiêu nước bằng công trình thủy lợi: 692 ha. - Hồ chứa, đập có khả năng cấp nước:

- Hồ, đập chứa nước: có 6 hồ chứa nước nằm ở các thôn: Giành Mới, Giành Cũ, Đồng Giao - Số Ba, Tư Hai và 4 hồ đập nhỏ hỗ trợ phục vụ nước tưới ở các thôn như thôn Phúc Thành, Hai Mới, Bắc Hai, Thum Cũ.

- Hồ Làng Thum diện tích 125 ha, có trữ lượng 5.000.000 m3 phục vụ nước tưới cho 200ha vụ lúa và các cây hàng năm khác.

- Hồ Giành Cũ diện tích 5 ha có trữ lượng nước 300.000 m3 phục vụ nước tưới cho 8 ha của thôn Giành Cũ.

- Hồ 40 thôn Đồng Giao 20 ha trữ lượng nước 2.000.000 m3.

- Hồ Tư Hai diện tích 12 ha có trữ lượng nước 1.000.000 m3phục vụ nước tưới cho hai thôn Tư Hai, Tư Một.

+ Các hồ đã đáp ứng được nhu cầu về nước của sản xuất nông nghiệp. - Số trạm bơm: 01 ( nằm ở thôn Tư Một ).

- Toàn xã có 75,02 km kênh mương, đã được cứng hóa 29,13 km; đạt 38,33% trong đó:

+ Tuyến chính thuộc kênh Hồ Làng Thum 11,4 km do công ty kỹ thuật Cấp Thoát Thủy Lợi huyện Lục Ngạn quản lý đã cứng hóa 100%.

+ Các tuyến kênh chính nội đồng giao cho thôn quản lý dài 63,62 km, đã cứng hóa được 17,73 km đạt 27,87%.(UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

3.1.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh

Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mà hoạt động chính là trồng cây cây ăn quả, chăn nuôi và trồng cây lương thực. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị sản xuất.

Thu nhập của người dân từ ngành nông nghiệp đạt 304 tỷ đồng chiếm trên 80% còn lại là công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 48,52 tỷ đồng chiếm 13,04% và thương mại dịch vụ đạt 25,48 tỷ đồng chiếm 5,62%.

Tổng thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/người/năm.

Về cơ cấu kinh tế đã dần dần từng bước chuyển dịch theo hướng ngành thương mại dịch vụ tăng, ngành nông nghiệp chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa.

(UBND xã Quý Sơn năm 2012, 2013, 2014)

3.1.3 Đánh giá thuận lợi khó khăn a. Thuận lợi

- Xã có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa. Có điều kiện tự nhiên sinh thái, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây trồng và vật nuôi, cho năng suất và sảng lượng cao.

- Có nguồn lao động rồi dào, năng động. - Nền giáo dục của xã tương đối phát triển.

- Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh. Đảm bảo tốt an ninh trật tự xã hội. - Hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

+ Hệ thống giao thông tương đối phát triển.

+ Có điện lưới quốc gia, 100% hộ sử dụng điện thường xuyên.

b. Khó khăn

- Kinh tế phát triển chưa toàn diện. - Cơ sở hạ tầng xã hội của xã còn thiếu. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xuống cấp. - Tỷ lệ hộ nghèo còn cao trên 10%.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cao > 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp <35%.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một xã thuần nông. Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, trước đây người dân chủ yếu là trồng lúa và cây lâu năm như hồng, vải… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều lao động không còn tha thiết với ruộng vườn nên họ đã bỏ sang làm các ngành nghề khác hoặc ra thành phố kiếm sống. Những năm gần đây do thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn nên nhiều hộ có xu hướng chuyển sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh

tế cao như bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh…trong đó diện tích cam đường Canh được trồng rất nhiều. Đây là loại cây ăn quả cho thu nhập cao nên trong thời gian trở lại đây các hộ nông dân đã tự chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, trồng hồng,vải… kém hiệu quả sang trồng cam đường Canh. Tuy nhiên, do phát triển theo hình thức tự phát nên diện tích trồng còn nhỏ lẻ, trình độ kĩ thuật của hộ nông dân còn hạn chế, chất lượng giống cây chưa được đảm bảo nên hiệu quả kinh tế trong trồng và phát triển sản xuất cây ăn quả còn chưa tương xứng với tiềm năng địa phương.

Về lâu dài nếu không có quy hoạch và giải pháp cụ thể phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cam đường Canh nói riêng có thể dẫn đến phát triển ồ ạt, năng suất thấp, đầu ra không ổn định và ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương. Do đó, để đảm bảo mức độ an toàn lương thực trên địa bàn đồng thời phù hợp với yêu cầu thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ nông dân cần có những giải pháp thực tế để quy hoạch và hỗ trợ phát triển cây cam đường Canh. Chính vì những lý do đó nên tôi lựa chọn xã Quý Sơn để thực hiện nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cam đường Canh của hộ nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w