Điện phân nóng chảy NaCl sinh ra NaOH.

Một phần của tài liệu ÔN THI CẤP TỐC, KĨ THUẬT TỔNG HỢP VÀ GIẢI NHANH (Trang 29)

Phân tích.

Để giải tốt câu hỏi này bạn đọc cần có những kiến thức sau:

1. Sự điện phân nóng chảy dùng để điều chế kim loại mạnh ( từ K đến Al) và thường được áp dụng để :

---

- Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ:

2

2MX dpnc→2M +X

2 2

dpnc

RX → +R X - Điện phân nóng chảy hiđroxit của kim loại kiềm:

4MOH dpnc4M + O2 + 2H2O - Điện phân nóng chảy Al2O3 :

2Al2O3 dpnc 4Al +3O2

2. Tính chất cơ bản của SiO2 là : - Không tan trong nước.

- Là oxit axit,tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng,tan dễ trong kiềm nóng chảy,tạo thành silicat .

SiO2 + NaOH →t0 Na2SiO3 + H2O SiO2 + Na2CO3 →t0 Na2SiO3 + CO2. - Tan trong axit HF :

SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O ( phản ứng dùng để khắc thủy tinh). 3. Sự thủy phân của muối và pH của dung dịch muối.

- Muối của kim loại mạnh và gốc axit yếu khi tan trong nước bị thủy phân một phần nhỏ và tạo ra dung dịch có môi trường bazơ ( pH > 7).

- Muối của kim loại yếu và gốc axit mạnh khi tan trong nước bị thủy phân một phần nhỏ và tạo ra dung dịch có môi trường axit ( pH < 7).

- Muối của kim loại mạnh và axit mạnh không bị thủy phân và có môi trường trung tính ( pH = 7). Riêng muối hiđrosunfat của kim loại mạnh( ví dụ NaHSO4) thì luôn có môi trường axit (pH < 7) vì:

M(HSO4)n M+ + nH+ + SO42-

4. Phản ứng của kim loại kiềm với oxi.

- Ở điều kiện thường và trong không khí khô, Li bị phủ một lớp màu xám gồm Li2O và LiN3, Natri bị oxi hóa thành Na2O2 và có lẫn một ít Na2O, K bị phủ lớp KO2 ở phía ngoài và bên trong là lớp K2O, Rb và Cs tự bốc cháy tạo ra RbO2 và CsO2.

- Trong không khí ẩm, các lớp oxit của kim loại kiềm hợp với nước của không khí biến thành hiđroxit rồi hiđroxit kết hợp với khí CO2 biến thành muối cacbonat.Bởi vậy phải cất kim loại kiềm trong bình rất kín hoặc ngâm trong dầu hỏa khan.

- Khi được đốt nóng trong không khí hoặc oxi,Liti tạo nên Li2O và một ít Li2O2 còn đối với các kim loại khác thì oxt của chúng tác dụng tiếp tục với oxi tạo thành peoxit( Na2O2) hoặc supe oxit ( KO2,RbO2,CsO2).

Hướng dẫn giải chi tiết.

- Điện phân nóng chảy NaCl :

2NaCl dpnc→2Na + Cl2

- SiO2 dễ hòa tan trong Na2CO3 nóng chảy: SiO2 + Na2CO3

0

t

→Na2SiO3 + CO2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dung dịch NaHCO3 là dung dịch muối của kim loại mạnh và gốc axit yếu nên bị thủy phân một phần nhỏ :

NaHCO3 + HOH NaOH + H2CO3

làm cho dung dịch có môi trường bazơ và pH > 7. - Đốt Na trong oxi dư, khô:

2Na + O2(dư)

0

t

→Na2O2

Vậy đáp án đúng là:

SiO2 dễ dàng hòa tan trong Na2CO3 nóng chảy.

Bài 34 : Trong phản ứng : Al + HNO3 →Al(NO3)3 + N2 +NH4NO3 + H2O

Biết rằng tỉ lệ mol N2 và NH4NO3 của phản ứng là 4:1 thì hệ số của HNO3 là bao nhiêu?

A. 58 B. 144 C. 174 D. 120

---

Khi gặp phản ứng : Kim loại + HNO3 tạo ra nhiều sản phẩm khử (spk) mà đề bài khống chế tỉ lệ mol của các spk ( cho tỉ lệ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tỉ khối) thì để cân bằng phản ứng này bạn đọc nên:

- Đề cho bao nhiêu spk thì viết bấy nhiêu phản ứng ( mỗi phản ứng tạo 1 spk). - Cân bằng các phản ứng .

Thực hiện cân bằng nhanh theo 5 bước :

Tăng – Tiến Giảm – lùi. Cân bằng N- Cân bằng H

Cân bằng kim loại

Với cách cân bằng này bạn chỉ mất khoảng dưới 10s là cân bằng xong phản ứng.Nếu bạn nào chưa rõ kĩ thuật cân bằng này thì có thể cmt lên địa chỉ fb FC – HÓA HỌC VÙNG CAO 2.0 hoặc alo cho ad theo số 0912970604.Mọi khúc mắc của các bạn sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

- Cộng các phản ứng lại : trước khi cộng bạn đọc phải kiểm tra xem các hệ số cân bằng của các spk đã đúng với tỉ lệ bài khống chế chưa.Nếu chưa thì trước khi cộng các bạn phải nhân các phương trình với những hệ số thích hợp sao cho đúng tỉ lệ bài khống chế.

Hi vọng bạn đọc đã hiểu được ý tưởng trên của ad và lời giải chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn rõ vấn đề hơn.

Hướng dẫn giải chi tiết

4x 10Al + 36HNO3 →10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O 8Al + 30HNO3 →8Al(NO3)3 +3NH4NO3 + 9H2O

Kết quả : 48Al + 174HNO3 →48Al(NO3)3 + 12N2 + 3NH4NO3 + 81H2O Vậy : hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng trên là 174.

Bài 35 : Dãy gồm các chất đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư và dung dịch Ba(OH)2 dư mà không sinh kết tủa là

A. NaCl,(NH4)2CO3,Cr2O3,Zn,MgCl2 B. Al(OH)3,Zn,K,FeCl2,ZnO.

C. Al2O3,BaO,K,Cr2O3,(NH4)2S. D. Al,ZnO,Na,Cr(OH)3,NH4Cl.

Phân tích

Khi gặp câu hỏi gồm nhiều nhiều chất,nhiều phản ứng … để tìm ra đáp án đúng trong thời gian ngắn nhất bạn đọc nên sử dụng kĩ thuật loại trừ :tìm ra chất (chỉ cần tìm được một hoặc hai ) không phù hợp với yêu cầu của đề bài là bạn đọc có thể loại được khá nhiều đáp án.

Hướng dẫn giải chi tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loại đáp án ( Al(OH)3,Zn,K,FeCl2,ZnO) vì có chất FeCl2 khi tác dụng với Ba(OH)2 dư cho kết tủa: FeCl2 + Ba(OH)2 →Fe(OH)2↓+ BaCl2

- Loại đáp án (Al2O3,BaO,K,Cr2O3,(NH4)2S) vì có chất BaO khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ,dư tạo kết tủa :

BaO + H2SO4 →BaSO4↓ + H2O

-Loại đáp án (NaCl,(NH4)2CO3,Cr2O3,Zn,MgCl2) vì có hai chất (NH4)2CO3 và MgCl2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa :

(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 →BaCO3↓+ 2NH3 + H2O MgCl2 + Ba(OH)2 →Mg(OH)2↓+ BaCl2. Vậy đáp án là : Al,ZnO,Na,Cr(OH)3,NH4Cl.

(bạn đọc tự phản ứng nhé).

Nhận xét. Nếu không có kinh nghiệm xử lí ( phương pháp loại trừ) thì câu hỏi này sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian và buộc phải huy động rất nhiều kiến thức.Kinh nghiệm là thứ không thể thiếu, nó sẽ giúp bạn bạn nhẹ nhàng hơn trong mọi lĩnh vực.Chắc bạn đọc đã hiểu ý của ad,vấn đề tiếp theo là hành động và điều này thì bạn là người đầu tiên cũng là người cuối cùng quyết định.

---

FC – HÓA HỌC VÙNG CAO 2.0

Trân trọng giớithiệu tới quý thầy cô và các em học sinh THPT trên toàn quốc bộ sách luyện thi đại học đặc sắc của thầy DongHuuLee – GV môn Hóa Học , trường THPT Cẩm Thủy 1 –Thanh Hóa. SÁCH GỒM 3 TẬP.

TẬP 1 . PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY VÀ CÁC KĨ THUẬT ÔN TỔNG LỰC TOÀN TẬP LÍ THUYẾT HÓA HỌC .

TẬP 2.PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY & CÁC KĨ THUẬT GIẢI SIÊU TỐC BÀI TOÁN HÓA HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG .

TẬP 3. HỆ THỐNG 50 ĐỀ THI & ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TRÊN TOÀN QUỐC.

Bộ sách được viết theo phương châm “học một biết mười” và là cuốn cẩm nang tra cứu mọi phương pháp giải nhanh và thông minh nhất hiện nay, giúp các em học sinh đặc biệt là những em không có điều kiện đến các trung tâm luyện thi tự ôn luyện và đử sức vượt qua bất kì học sinh đến từ các trung tâm luyện thi nổ tiếng nào. Có bộ sách trong tay, bạn đọc sẽ được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ và ngạc nhiên vì phong cách viết và nhiều phương pháp chưa có trong bất kể tài liệu nào .

Tin chắc bộ sách sẽ đem lại cho bạn đọc sự tự tin về môn Hóa học và đồng thời bộ sách cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui khi dùng.

Mọi bạn đọc có nhu cầu về bộ sách liên hãy liên hệ với tác giả thông qua số điện thoại : 0912970604 hoặc nhắn tin vào địa chỉ facebook : https://www.facebook.com/groups/210136082530524/

hoặc FC – HÓA HỌC VÙNG CAO 2.0. Hình thức giao dịch.

+ Quý bạn đồng nghiệp và các em học sinh nhận file sách thông qua đị chỉ Gmail, Email hoặc facebook của mình.

+ Phí mua sách được chuyển qua thẻ ATM hoặc gửi qua đường bưu điện ( chi tiết quý bạn đọc liên hệ theo số điện thoại trên).

Chúc quý vị đồng nghiệp &các em học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc , có nhiều niềm vui trong giảng dạy, học tập và cuộc sống.Chào thân ái ./.

Ad FC – HÓA HỌC VÙNG CAO 2.0 DongHuuLee

Một phần của tài liệu ÔN THI CẤP TỐC, KĨ THUẬT TỔNG HỢP VÀ GIẢI NHANH (Trang 29)