MnO 2+ HCl(đặc)

Một phần của tài liệu ÔN THI CẤP TỐC, KĨ THUẬT TỔNG HỢP VÀ GIẢI NHANH (Trang 26)

t

→ B. FeS + H2SO4(loãng) →

C. NH4NO3 + NaOH t0→ D. Fe(NO3)2 t0→

Hướng dẫn giải chi tiết

- Phản ứng :FeS + H2SO4(loãng) →FeSO4 + H2S↑

là phản ứng điều chế hiđro sunfua trong phòng thí nghiệm(thực tế người tat hay H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl).

- Phản ứng :NH4NO3 + NaOH t0→NH3↑+NaNO3 + H2O Là phản ứng điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.

- Phản ứng :MnO2 + HCl(đặc) t0→MnCl2 +Cl2 ↑+ H2O Là phản ứng điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm.

---

-Phản ứng : Fe(NO3)2

0

t

→Fe2O3 + NO2+O2

Không dùng điều chế khí nào trong phòng thí nghiệm.

Nhận xét.Đây là câu hỏi rất cơ bản( toàn bộ kiến thức đều có trong SGK lớp 10 và SGK lớp 11).Tuy nhiên,vì kiến thức phân tán ở nhiều bài nên cũng không ít bạn đọc gặp lúng túng ở câu này.Biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này đã được ad đề cập trong tài liệu này,bạn đọc tìm và nghiên cứu nhé.

Bài 29 : Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng :2H2O2 (l) →2H2O (l)+ O2(k)

A. Nhiệt độ B. Nồng độ H2O2. C. Áp suất. D. Chất xúc tác.

Phân tích

Để làm tốt câu hỏi này bạn đọc cần biết.

Tốc độ phan rứng hóa học là thước đo mức đọ nhanh,chậm của một phản ứng và phụ thuộc vào 5 yếu tố sau:

1.Nồng độ: Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. 2.Áp suất.

- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến phản ứng có chất khí tham gia phản ứng. - Khi áp suất tăng thì do

. M M C n PV nRT P RT nR C V = → = = nên nồng độ chất phản ứng tăng .

3.Ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ,tốc độ phản ứng tăng.

4.Diện tích bề mặt. Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng,tốc độ phản ứng tăng.

5.Chất xúc tác.là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn nguyên sau khi phản ứng kết thúc.

Hướng dẫn giải chi tiết

- Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng đã cho là áp suất vì áp suất chỉ ảnh hưởng đến phản ứng có chất khí tham gia phản ứng.

Nhận xét. Nhiều bạn khi mới đọc câu này sẽ không tìm thấy được đáp án vì cho rằng đáp án nào cũng hợp lí.Tuy nhiên bạn chỉ cần lưu ý cụm từ in đậm ở phân tích trên là bạn đọc đủ hiểu . Đề thi ra hiểm quá phải không bạn.

Bài 30 : Trong các polime sau :

(1).Poli(metyl metacrylat). (2).Nilon – 6-.

(3) Nilon - 6,6. (4). Poli( etilen – phtalat). (5).Poli (vinyl clorua). (6).Poli( vinyl etilen) Các polime có thể tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là

A. (1),(2),(5),(6). B. (1), (4),(5),(6). C. (2), (3),(5),(6). D. (2),(3),(4).

---

Để làm tốt câu hỏi này và những câu hỏi tương tự bạn đọc cần biết. 1. Về kiến thức.

Cần nắm được phản ứng điều chế các polime trên( nếu không nhớ thì nagy lập tức bạn hãy dùng SGK 12 tìm và chép lại các phản ứng đó .Hành động ngay đi bạn đọc, Bạn sẽ là người thành công). 2. Về kĩ năng.

Khi gặp câu hỏi gồm nhiều mệnh đề hoặc nhiều phản ứng hoặc nhiều chất, để tìm ra đáp án đúng trong thời gian ngắn nhất bạn đọc nên sử dụng kĩ thuật loại trừ :

- Tìm ra mệnh đề hoặc phản ứng, hoặc chất (chỉ cần tìm được một hoặc hai ) không phù hợp với yêu cầu của đề bài là bạn đọc có thể loại được khá nhiều đáp án.

- Mệnh đề hoặc chất hoặc phản ứng nào mà có tần suất xuất hiện trong nhiều đáp án nhất thì thường cũng sẽ có mặt trong đáp án đúng.

Khi sở hữu được những phân tích này trong tay thì tin rằng câu hỏi này không còn là vấn đề với bạn đọc nữa.

Hướng dẫn giải chi tiết

Cách 1. Dùng kiến thức thuần túy. Bạn đọc tự tra cứu kiến thức trong SGK và tìm ra câu trả lời đúng.

Cách 2. Sử dụng tư duy loại trừ.

- Chất (3) là chất khá quen thuộc và được điều chế bằng trùng ngưng → loại được tới 2 phương án có (3).

- Hai phương án còn lại đều có (1),(5),(6) nên hiển nhiên bạn đọc không cần xét (1),(5),(6) mà chỉ tập trung vào (2) hoặc (4).

- (4) Có tần suất xuất hiện 2/4 đáp án, còn (2) xuất hiện ở ¾ đáp án → xác suất (2) có mặt trong đáp án đúng là cực lớn.

Đáp án đúng là (1),(2),(5),(6).

Nhận xét. Theo quan điểm chủ quan của ad thì đây là một câu hỏi không hề đơn giản với nhiều bạn đọc .Có hai lí do :

- Đây là vùng kiến thức mà nhiều bạn “ngán” : chương polime và chương amino axit .

- Các chất đề thi cho dưới dạng tên gọi nên sẽ có bạn không hình dung được đó là chất nào →không định hướng được cách giải.

Tuy nhiên, với những phân tích và định hướng cách học như trên hi vọng rằng với những câu hỏi như thế này thế này không còn là vấn đề với bạn đọc nữa.

Bài 31 : Cho các chất sau : đietylete, vinyl axetat, saccarozơ, tinh bột, vinyl clorua,nilon -6,6.Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm,nóng là

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Hướng dẫn giải chi tiết

- Mọi tính chất của ete đều không được đề cập trong SGK →Ete không bị thủy phân ( và không có mọi tính chất nêu trong đề thi) →loại đietyl ete.

- Este bị thủy phân trong cả môi trường axit,môi trường bazơ,đun nóng →Vinyl axetat CH3COO- CH= CH2 bị thủy phân trong môi trường bazơ,đun nóng (vì vinyl axetat là hợp chất thuộc loại este): CH3COO-CH=CH2 + NaOH t0→CH3COONa + CH2=CH-OH ( không bền nên chuyển thành CH3CHO).

- Saccarozơ chỉ bị thủy phân khi đun nóng trong axit ( hoặc enzim) :

C12H22O11 + H2O →orHenzim+,t0 Glucozơ C6H12O6 + fructozơ C6H12O6.

loại saccarozơ

- Tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường axit vô cơ đun nóng hoặc enzim trong cơ thể (người và động vật): (C6H10O5)n + nH2O ,0 or H t enzim + →Glucozơ nC6H12O6 →loại tinh bột.

- Dẫn xuất loại vinyl và phenyl chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm khi có áp suất cao,nhiệt độ cao:

---

loại vinyl clorua.

- Nilon -6,6 thuộc loại tơ poli amit được điều chế từ hexametilen điamin và axit ađipic, kém bền với nhiệt,axit và kiềm.

Vậy đáp án được chọn là 2 chất: vinyl axetat,nilon -6,6.

Nhận xét. Theo quan điểm của ad, đây là một câu hỏi khó vì kiến thức phân bố khá là rộng và đều thuộc các phần, các chương khó của chương trình →Để giải quyết tốt các câu hỏi thể loại này trong khi thi thì biện pháp hiệu quả được đề xuất đối với bạn đọc là :

- Tăng cường làm các câu hỏi lí thuyết trong các đề thi.

- Gặp mảng kiến thức nào chưa rõ bạn đọc cần dùng SGK và các tài liệu tham khảo xem lại ngay tức khắc.

Với cách làm như vậy , ad tin rằng trong một thời gian không dài bạn đọc sẽ hệ thống lại được khá nhiều kiến thức và vấn đề giải quyết các câu hỏi lí thuyết sẽ trở nên đơn giản rất nhiều. Chúc bạn thành công và tích cóp được nhiều điểm số từ các câu hỏi lí thuyết.

Bài 32 : Phát biểu đúng

Một phần của tài liệu ÔN THI CẤP TỐC, KĨ THUẬT TỔNG HỢP VÀ GIẢI NHANH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)