Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC và kiểm toán tại công ty TNHH Grant

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công ty kiểm toán Grant Thornton (Vietnam) Ltd (Trang 38)

b) Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh kiểm toán

3.4.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC và kiểm toán tại công ty TNHH Grant

kiểm toán tại công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

- Thủ tục chấp nhận khách hàng: Với một đội ngũ kiểm toán viên nhiệt tình, hoàn thiện và có lối làm việc hết sức cởi mở với khách hàng, Grant Thornton là hình ảnh một công ty kiểm toán trẻ trung và được khách hàng tin cậy, với số lượng khách hàng cũ được duy trì và khách hành mới gia tăng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để tạo đực sự tin cậy nơi khách hàng, Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác tiếp cận và thu thập thông tin về khách hàng. Tuân theo đúng Chuẩn mực Kiểm tóan Việt Nam số 300, công ty thực hiện rất tốt

công tác tiếp cận khách hàng khi thực hiện công việc này với các khách hàng mới. Nhưng do quỹ thời gian hạn hẹp phân bổ cho một khối lượng công việc đồ sộ của mỗi cuộc kiểm toán, nên việc tiếp cận và thu thập thông tin với các khách hàng cũ, khách hàng thường niên lại chưa được chú trọng. Đồng thời việc trao đổi thông tin, đặc thù khách hàng kiểm toán giữa các kiểm toán viên chưa nhiều. Để đạt được điều nay, nên cần có một cuộc họp ngắn giữa nhóm kiểm toán năm trước và kiểm toán năm nay (khoảng 30phút) để trao đổi về các vấn đề đặc thù, đáng lưu tâm nhất của khách hàng, việc này tuy mất không nhiều thời gian nhưng sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, giúp kiểm toán viên có cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Vấn đề nhân sự và phân công công việc: Vấn đề nhân lực trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nhức nhối trong mùa kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. Hiện nay, số lượng nhân lực về kiểm toán được đào tạo không phải là ít nhưng số lượng kiểm toán viên có kinh nghiệm và chứng chỉ kiểm toán chưa phải là nhiều. Trong mùa kiểm toán, hầu hết các công ty kiểm toán đều thiếu nhân lực, phân công công việc thành các nhóm kiểm toán theo đối tượng là khách hàng thường bị chồng chéo. Thời gian cho việc hoàn thiện công việc cũng bị hạn chế gây sức ép cho kiểm toán viên. Do đó, công ty kiểm toán Grant Thornton cần phải có các biện pháp để tuyển dụng đủ nhân lực phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng công việc. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ nhân viên trong việc học tập, trau dồi kiến thức, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ, các chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia và quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng công việc mà còn là một hình thức thu hút nhân tài do những đặc thù của nghề kiểm toán. Khi có đủ nhân sự thì việc phân công công việc cũng trở nên dễ dàng hơn. Công ty cần lên kế hoạch bố trí nhân sự cho các cuộc kiểm toán để tránh chồng chéo giữa khách hàng này

với khách hàng khác. Đồng thời, cần bố trí thời gian cho các KTV và trợ lý kiểm toán có thời gian hoàn thiện chu trình kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Thực tế, các nhân viên trong công ty đều phải làm ngoài giờ mới có thể hoàn thành công việc nhưng chế độ đãi ngộ thì chưa cao. Do đó, công ty cần xem xét nhiều hơn các chính sách hỗ trợ nhân viên, động viên tinh thần làm việc, nâng cao hiệu quả kiểm toán.

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược: Tại Grant Thornton, lập kế hoạch được thực hiện theo các thủ tục do phần mềm Voyager đã lập trình ra. Tuy nhiên, trong đó mới chỉ bao gồm thủ tục lập kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán mà chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch chiến lược. Khách hàng của Grant Thornton đa phần là các công ty vừa và nhỏ, các dự án nước ngoài tài trợ, các doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục và truyền thông. Do vậy, việc lập kế hoạch chiến lược có thể là không cần thiết. Tuy nhiên, trong tương lai công ty vẫn nên xây dựng khung các thủ tục lập kế hoạch chiến lược phục vụ cho những khách hàng lớn, khách hàng nhiều năm và các khách hàng có các chu kỳ kiểm toán phức tạp.

- Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục: Thực tế hiện nay, rất ít các công ty kiểm toán tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC trước khi thực hiện kiểm toán. Như đã đánh giá ở trên, việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Do vậy, công ty nên thiết kế bổ sung thủ tục phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trước khi thực hiện kiểm toán vào phần mềm kiểm toán. Việc phân bổ này chẳng những giảm thiểu rủi ro kiểm toán mà còn giúp giảm khối lượng công việc, nâng cao chất lượng kiểm toán. Thực hiện kiểm toán:

- Khảo sát kiểm soát nội bộ từng chu kỳ: Việc khỏa sát KSNB khách hàng trong từng chu kỳ được thực hiện theo kinh nghiệm của KTV. Công ty chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi thống nhất cho việc khảo sát này. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần thiết kế thêm hệ thống câu hỏi phục vụ KTV

trong quá trình khảo sát KSNB. Điều này không những nâng cao hiệu quả công việc mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ bởi nó giúp cho KTV không phải phỏng vấn khách hàng nhiều lần, tránh được những phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.

- Việc thực hiện các thủ tục phân tích: Bên cạnh việc áp dụng các thủ tục phân tích ngang đối với các chỉ tiêu trên BCTC, công ty nên áp dụng triệt để các thủ tục phân tích tỷ suất. Việc so sánh sự biến động của từng chỉ tiêu so với biến động của tổng thể có thể giúp KTV thấy được những biến động nào là hợp lý, biến động nào bất thường để từ đó giảm bớt khối lượng công việc trong quá trình thực hiện các thử nghiệm chi tiết.

- Chọn mẫu: Phần mềm chọn mẫu mà công ty áp dụng được đánh giá cao vì tránh được yếu tố chủ quan của người làm kiểm toán. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn dựa vào những kết quả mà phần mềm chạy ra thì khối lượng công việc lại tăng lên trong khi hiệu quả không cao. Do vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc áp dụng các kết quả của phần mềm đồng thời dựa trên những đánh giá của KTV để vừa giảm bớt khối lượng công việc, vừa nâng cao hiệu quả việc kiểm tra chi tiết.

- Khắc phục nhược điểm của phần mềm kiểm toán: Như đã phân tích tại phần đánh giá, nhược điểm của phần mềm Voyager là chỉ phân chia thành các gói nhỏ cho từng khoản mục. Tuy nhiên có những khoản mục cần có sự kết hợp làm việc của hai người thực hiện. Do vậy, việc trình bày trên gói phần mềm này là khó khăn. Công ty cần có các giải pháp kỹ thuật để có thể khắc phục nhược điểm này, chia nhỏ hơn nữa phần mềm thành các gói nhỏ hơn để KTV làm việc dễ dàng không gây chồng chéo lẫn nhau.

- Thực hiện kiểm tra chi tiết: Việc kiểm tra chi tiết rất quan trọng để đánh giá các cơ sở dẫn liệu của một khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên, việc kiểm tra chi tiết chưa được quan tâm nhiều tại các cuộc kiểm toán do công ty Grant Thornton thực hiện. Với chu kỳ này, công ty cần bổ sung các thủ tục kiểm tra chi tiết việc thanh toán lương qua việc kiểm tra các chứng từ chi tiền. Kiểm

tra tên, chữ ký của người nhận trên chứng từ thanh toán với tên, chữ ký trên hợp đồng, trên bảng lương. Do những hạn chế trong quá trình kiểm toán nên việc kiểm tra tính có thật của người lao động tại đơn vị được kiểm toán chưa được thực hiện. Vì vậy, công ty cần có các thủ tục để kiểm tra chọn mẫu tính hiện hữu của người lao động trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Kết thúc kiểm toán:

Công ty cần bố trí nhân sự, thời gian hợp lý để việc soát xét các giấy tờ làm việc sao cho kịp tiến độ công việc. Đồng thời cần xem xét mô hình soát xét sao cho tránh cồng kềnh mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán.

3.5 Điều kiện thực hiện những đề xuất.

* Về phía Nhà Nước

- Về mặt vĩ mô, chất lượng của hoạt động kiểm toán có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động kinh tế, xã hội. Do đó, Nhà Nước cần tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Kết quả kiểm toán có ảnh hưởng rất rộng, đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, vì vậy Nhà Nước cần tăng cường quản lý đối với hệ thống kiểm toán, có định hướng rõ ràng cho sự phát triển của các tổ chức kiểm toán. Cần có những biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng kiểm toán và hạn chế cạnh tranh tiêu cực trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Xây dựng quy định quản lý đối với kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Mặt khác, chế độ kế toán, kiểm toán được thay đổi từng ngày cho phù hợp hơn, chính vì vậy các cơ quan có thẩm quyền cần trình bày những thay đổi đó một cách linh hoạt, khoa học, dễ hiểu và có chính sách giúp đỡ, đào tạo cho những người hoạt động kế toán, kiểm toán về nội dung của chế độ, chuẩn mực hiện hành và mới được ban hành.

- Hiện nay, đã có 38 chuẩn mực kiểm toán và Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004, Nghị định 30/2010/NĐ-CP ngày 30/03/2010 của Chính phủ chi phối hoạt động kiểm toán độc lập. Dự thảo luật kiểm toán độc

lập vừa được Quốc hội thông qua có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý về mặt Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán.

- Nhà Nước cần kết hợp với hiệp hội nghề nghiệp để quản lý các công ty kiểm toán, các KTV. Hội nghề nghiệp cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV, tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV độc lập. Hội cũng cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.

- Nhà Nước cần phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa hệ thống kiểm toán với hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng hệ thống và tránh lãng phí nguồn lực công trong các hệ thống này. Cần tăng cường mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa KTNN, Thanh tra Tài chính, Thanh tra thuế với Kiểm toán độc lập, nhất là công tác xây dựng kế hoạch và trao đổi thông tin, tránh chồng chéo trong quá trình tác nghiệp và xử lý kết quả. Kiểm toán cần sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiểm tra nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng kiểm toán.

*Về phía công ty kiểm toán

- Chất lượng nguồn nhân lực tại các công ty kiểm toán là yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán. Vì vậy, để có thể thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC liên quan đến vấn đề nhân sự, phân công công việc, thời gian kiểm toán Công ty cần xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý, khoa học. Hiệu quả của chính sách nhân sự phụ thuộc vào quy trình tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và chính sách đào tạo nhân viên của Công ty.

- Các công ty kiểm toán ủng hộ phối hợp với Nhà Nước và Hiệp hội kiểm toán để xây dựng chương trình đổi mới nâng cao chất lượng kiểm toán, như là việc xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu áp dụng thống nhất và là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chung cho các doanh nghiệp kiểm toán. Hiện nay phần mềm kiểm toán mới chỉ được áp dụng ở các công ty lớn có tên tuổi, các

công ty nhỏ chưa có điều kiện để xây dựng và sử dụng. Như vậy, để chất lượng kiểm toán ở Việt Nam được nâng cao và phát triển đồng đều cần có sự tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ của các công ty lớn đối với các công ty kiểm toán nhỏ và công ty kiểm toán trẻ.

*Về phía đơn vị được kiểm toán

- Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán đã, đang và sẽ trở thành hoạt động thiết yếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy để hoàn thiện quy trình kiểm toán cần có sự giúp sức từ phía các doanh nghiệp- những khách thể kiểm toán. Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả nhằm ngăn chặn những gian lận sai sót trong việc lập BCTC

- Bộ phận kế toán của doanh nghiệp cần có chuyên môn, am hiểu chế độ kế toán hiện hành và mới ban hành.

- Mặt khác, các doanh nghiệp cần tích cực hợp tác với KTV, cung cấp đầy đủ giấy tờ, tài liệu, giải trình đúng sự thật khi cần thiết.

*Về phía KTV

KTV là chủ thể hoạt động kiểm toán, là những người thực hiện cuộc kiểm toán và đưa ra báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy, để hoàn thiện quy trình kiểm toán thì cố gắng từ phía KTV là điều không thể thiếu. KTV cần rèn luyện trau dồi kiến thức chuyên môn nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và có những hiểu biết nhất định về pháp luật Việt Nam để thực hiện cuộc kiểm toán tốt nhất có thể.

Đạo đức nghề nghiệp đối với bất kỳ nghề nào cũng quan trọng nhưng đặc biệt đối với nghề Kiểm toán thì vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu do kết quả kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới quyết định của rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Một kết quả sai lệch có thể dẫn tới hậu quả khôn lường đối với

doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, nhà đầu tư chứng khoán… Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức chuyên môn của KTV cần đi đôi với tôn trọng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.

KẾT LUẬN:

Trong thời gian thực tập tại công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, em đã có cơ hội tiếp cận quy trình kiểm toán. Qua đó, em đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, những thuận lợi và những khó khăn trong công tác kiểm toán mà công ty Grant Thornton đang gặp phải. Trong quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán, em cũng đã thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong quy trình các thủ tục mà công ty đã và đang áp dụng trong kiểm toán BCTC. Được học hỏi và làm việc trong một môi trường năng động, trẻ trung và chuyên nghiệp em không chỉ trau dồi được những kiến thức thực tế về chuyên môn mà còn tích lũy được những kỹ năng mềm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Những kiến thức bổ ích thu thập được trong thời gian thực tập sẽ là hành trang vững chắc cho em khi rời ghế nhà trường.

Do những hạn chế về mặt chuyên môn, về kiến thức thực tế và những hạn chế về thời gian cũng như điều kiện tiếp cận, luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô, các anh chị trong Công ty Grant Thornton Việt

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công ty kiểm toán Grant Thornton (Vietnam) Ltd (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w