Hạn chế trong huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1 Những hạn chế trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY (Trang 32 - 33)

IV. Đánh giá chung

2.1Hạn chế trong huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1 Những hạn chế trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

2.1.1 Những hạn chế trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Có rất nhiều kênh huy động vốn trên địa bàn huyện nhưng kênh có tính chất quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển KT-XH huyện chính là kênh ngân sách nhà nước. Bởi vốn ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng được coi là “mồi” để thu hút các nguồn vốn từ khu cực khác. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước phải dựa chủ yếu vào: Thuế, phí và lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia, từ nguồn tài sản công còn bỏ phí, từ vay nợ …Tuy nhiên việc huy động vốn từ kênh ngân sách trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu trong thu ngân sách vẫn còn chậm làm cho thu ngân sách còn kém bền vững. Nhiều sắc thuế trong hệ thống thuế giúp nguồn thu ngân sách tăng tính bền vững nhưng chưa được chú trọng như thuế thu nhập đối với người có thu nhâp cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đánh vào tài sản…Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT tăng hơn so với các năm trước nhưng tăng không nhiều và chưa đúng với tiềm năng. Các sắc thuế liên quan đến BĐS còn chưa được quạn tâm đúng mức so với tiềm năng đóng góp vào tổng thu ngân sách.

Thứ hai, hệ thống thuế hoạt động chưa cân đối và hiệu quả. Tình trạng thất thu thuế vẫn còn ở mức đáng báo động. Sự phát triển của khu vực tư nhân trên địa bàn huyện đã và đang làm thay đổi số lượng tiềm năng cũng như thành phần của đối tượng đóng thuế. Tuy nhiên, số lượng đối tượng đóng thuế vẫn còn ít. Nỗ lực hiện đại hóa hệ thống thuế hiện nay tập trung nhiều vào mở rộng thuế thu nhập cá nhân, không chỉ giới hạn ở những người có thu nhập cao mà mở rộng ra cho tất cả mọi người trong khi thuế đánh vào tài sản lại bị sao nhãng.

Thứ ba, việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với hệ thống thuế vẫn là một bài toán khó. Bởi hoạt động chi tiêu ở nước ta chủ yếu bằng tiền mặt do đó công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với những đối tượng hoạt động thương mại tự do là rất khó.

Thứ tư, giải pháp miễn, giảm thuế mới chỉ tác động đối với các doanh nghiệp có lãi trong khi những doanh nghiệp khó khăn, sản xuất không có lãi thì không được hưởng hỗ trợ này. Ngoài ra, có quá nhiều trường hợp được miễn trừ thuế sẽ dẫn đến những vấn đề về quản lý và tuân thủ đối với các doanh nghiệp có bán cả mặt hàng phải đóng thuế và mặt hàng đước miễn thuế.

Thứ năm, ý thức chấp hành luật pháp chưa được coi là một tiêu chuẩn đo lường giá trị đạo đức của xã hội. Nhiều doanh nghiệp ghi sai – trốn – giấu thuế, thậm chí còn ghi sai lệch kết quả tài chính để giấu thuế.

Thứ sáu, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của lực lượng cán bộ thuế còn nhiều khiếm khuyết chưa đáp ứng so với hệ thống thuế hiện đại dẫn đến nhiều sai phạm tài chính diễn ra.

1.1.2 Hạn chế trong chi ngân sách nhà nước

Các thủ tục trong thanh toán vốn đầu tư XDCB còn phức tạp và hoạt động đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn và tốc độ giải ngân.

Lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hiện tại chưa thể khẳng định chính xác con số thất thoát vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ các khoản chi từ NSNN. Tuy nhiên ước tính tỷ lệ thất thoát vào khoảng 20 – 40 % tổng vốn đầu tư. Những đánh giá sơ bộ do một số cơ quan thanh tra Nhà nước thực hiện cũng cho thấy phần nào sự yếu kém trong công tác quản lý đầu tư Nhà nước cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong hoạt động chi ngân sách xảy ra hiện tượng mất cân đối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Do chưa tạo được sự phối hợp cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nên dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành. Chính sự thiếu phối hợp này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn ngấn sách thấp. Theo thống kê của phòng tài chính – kế hoạch cho thấy có nhiều bất ổn trong quản lý và sử dụng tài chính trong giáo dục. Trung bình mỗi năm ngành giáo dục dùng trên 80% tổng số tiền ngân sách nhà nước chi cho giáo dục vào hoạt động chi thường xuyên, số tiền chi cho đầu tư chỉ chiếm gần 20%. Đặc biệt, chi sự nghiệp của ngành giáo dục – đào tạo cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY (Trang 32 - 33)