CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 28)

DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

3.1: Đánh giá tình hình thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thời gian tới thời gian tới

3.1.1:Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ thời gian tới

Kết quả báo cáo của Cục diều tra dân số Hoa Kỳ cho biết dân số ở Hoa Kỳ sẽ già đi đáng kể, cụ thể là cứ trong mỗi 100 người thì số người 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng từ 22 trong năm 2010 lên tới 35 vào năm 2030. Nhóm người tiêu dùng này có xu hướng chọn mua các bộ đồ thoải mái, đi giầy thể thao thay vì áo sơ mi kín cổ. Như vậy xu hướng này sẽ dẫn đến sự chuyển dịch lớn về nhu cầu và hành vi tiêu dùng: chuyển từ kiểu ăn mặc trang trọng, cổ điển sang phong cách tự nhiên, thoải mái, nhu cầu về các sản phẩm may mặc, giày dép phục vụ cho hoạt động thể thao tăng nhanh.

Tiếp nữa, trong giai đoạn khủng hoảng sâu cuối năm 2008 đầu năm 2009, tỷ lệ tiêu dùng các mặt hàng giá thấp luôn ở mức cao, nhưng xu thế này đã thay đổi khi nền kinh tế đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới, cụ thể là chuyển dịch nhu cầu từ hàng dệt may và quần áo giá rẻ sang các mặt hàng tầm trung và cao cấp. Thu nhập tăng cao dẫn tới người tiêu dùng có xu hướng muốn mua sản phẩm mới nhanh hơn, do đó thay cho hai mùa thời trang trước đây thì nay ở Hoa Kỳ có tới 5-6 mùa thời trang với chu kỳ thu hẹp lại, gồm trước vụ, chính vụ và sau vụ cho mỗi vụ đông, hè. Khi đó lượng sản phẩm cho mỗi đơn hàng đặt mua của các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ giảm đi một cách đáng kể. Xu hướng này tạo bất lợi cho các nhà cung cấp Trung Quốc vì thường tập trung vào các phân đoạn thị trường tập trung với các đơn hàng số lượng lớn, giá rẻ. Ngược lại, điều đó sẽ tạo cơ hội cho những nhà sản xuất có khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, có thể cung cấp hàng nhanh chóng với số lượng nhỏ.

Một vấn đề quan trọng khác doanh nghiệp xuất khẩu cần biết là tỉ lệ người nhập cư ở Hoa Kỳ ngày càng đông. Nhóm người tiêu dùng nhập cư này có thói quen và nhu cầu tiêu dùng rất khác nhau. Việc tìm hiểu sở thích và hành vi của nhóm này cũng giúp doanh nghiệp tìm ra được mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.

3.1.2: Khó khăn và cơ hội sắp tới:

3.1.2.1:Khó khăn:

Hoa Kỳ là một thị trường khó tính và có ý thức tự bảo hộ rất mạnh, điều đó được thấy qua các đạo luật và các hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật chặt chẽ. Do đó chất lượng hàng hóa là yếu tố ngày càng quan trọng, và để cạnh tranh được với những nhà xuất khẩu lớn khác thì Việt Nam bắt buộc phải nâng cao tay nghề của người lao động cũng như chi phí cho nguyên vật liệu. Một khó khăn khác là giá thành nguyên vật liệu đang ngày một tăng dần trong khi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Việc phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước đang là thách thức lớn cần sớm vượt qua.

Mặt khác, nguồn vốn cũng là một vấn đề không nhỏ đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Lạm phát cao, giá đô la tăng mạnh và thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ gây khó khăn cho việc xuất nhập khẩu. Hơn nữa, lãi suất cho vay cực cao, lên tới gần 20% nên bắt buộc doanh nghiệp phải duy trì mức lãi suất vào tầm 25-30% cho mỗi đơn hàng – một mức rất khó đối với ngành hàng dệt may.

3.1.2.2:Cơ hội:

Trung Quốc – đối thủ số 1 của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ - đang gặp khó khăn nghiêm trọng khi Mỹ áp dụng hàng loạt các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc. Các hàng rào kỹ thuật và sự thay đổi của thị hiếu của người tiêu dùng buộc Trung Quốc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đánh mất dần ưu thế của mình là sản xuất hàng giá rẻ với số lượng lớn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đang sụt giảm, thị phần hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ đang bị chia nhỏ. Điều này tạo

cơ hội cho các nhà nhập khẩu nhỏ hơn - đặc biệt là Việt Nam – phân chia thị phần mà Trung Quốc bỏ lại.

Một thuận lợi khác cho ngành dệt may Việt Nam là các chính sách mới của chính phủ đã quan tâm đúng mức tới ngành, cụ thể là theo quyết định 36/2008/QĐ-TTg đã nêu ra một số giải pháp khắc phục khó khăn và phát triển ngành dệt may, trong đó có các vấn đề về nguồn nguyên liệu và vốn – các vấn đề nóng hiện nay. Ta có thể hi vọng sự phát triển vượt trội của ngành trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 28)