3.2:Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
3.2.2: Từ phía doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang gặp phải một số vấn đề chính như thiếu nguồn lao động tầm trung và cao cấp do thu nhập thấp, công nhân thay đổi nơi làm việc chiếm tỷ lệ cao, thiếu nguồn nguyên vật liệu, thiếu vốn... Các doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:
a) Di dời sản xuất tới nông thôn và vùng trung du, miền núi để tận dụng nguồn lao động giá rẻ và ổn định ở đó, đồng thời tuyên truyền, giáo dục người lao động, đổi mới và nâng cao hoạt động tổ chức công đoàn, tăng cường hiệu lực thanh tra, đặc biệt là giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thêm nguồn kinh phí cải thiện cho người lao động.
b) Giảm tối đa chi phí đầu vào, tăng gia thành đầu ra. Hiện nay ở Trung Quốc cũng gặp vấn đề tương tự như ở Việt Nam, có dự báo hàng dệt may Trung Quốc sẽ tăng từ 30-40%, do đó hàng dệt may Việt Nam cũng nên tăng giá để chống lỗ cũng như giảm nguy cơ bị kiện bán phá giá.
c) Nghiên cứu kỹ luật pháp và các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, nâng cao chất lượng và mẫu mã, chủng loại cũng như thiết kế thời trang của hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 11/1/2007,thị trường Hoa Kỳ đã chính thức mở rộng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam: không còn hạn ngạch nhập khẩu, chịu mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc MFN... Tuy nhiên đi cùng những cơ hội, thuận lợi mới thì nền kinh tế nước ta trong đó có ngành dệt may bị đặt trước nhiều khó khăn thách thức lớn. Không còn sự bảo hộ của nhà nước, phải làm gì để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời phải chủ động hiểu biết một cách có hệ thống và chắc chắn về ngành công nghiệp dệt may, về thương trường Hoa kỳ, về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, về các khuôn khổ luật pháp và các rào cản pháp lý liên quan đến xuất khẩu sản phẩm dệt may vào Mỹ... đang là đòi hỏi cấp thiết của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay để có thể trụ vững và phát triển trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ. Phải làm gì và làm như thế nào mới có hiệu quả là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng từ cả 2 phía doanh nghiệp và chính phủ. Một chiến lược phát triển hợp lý, không ngừng đổi mới dây chuyền công nghệ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã chủng loại đa dạng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng... là những điều kiện cơ bản nhất để dệt may Việt Nam thành công.