Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 28)

VNDirect đang là công ty chứng khoán có tốc độ đưa lệnh vào sàn HOSE nhanh nhất với tốc độ 86 lệnh/giây và tối đa có thể đạt 500 lệnh/giây. Bảng giá DIRECT BOARD của VNDirect cũng là bảng giá có tốc độ truy cập gia nhanh nhất thị trường, cứ 3 giây là bảng giá sẽ cập nhật giá một lần.

2.3.4. Về các sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing:

Sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing chính là những yếu tố quyết định trực tiếp đến việc thu hút khách hàng đến với công ty. Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho các khách hàng của công ty những điều kiện tốt nhất trong các giao dịch của họ. Chính vỡ vậy việc thường xuyên nghiên cứu và phát triển sẽ giúp cho công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí sử dụng và phát triển thêm những sản phẩm dịch vụ mới. Hiện nay VNDirect đang rất mạnh trong các sản phẩm Online thông qua hệ thống máy móc và công nghệ thông tin hiện đại.

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, marketing ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nhận thức rừ điều đó, VNDirect luôn chú trọng đầu tư cho hoạt dộng Marketing và đưa cái tên VNDirect đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những chiến lược phát triển đúng đắn như vậy mà chỉ với 2 năm thành lập và phát triển, VNDirect đó tạo dựng đuợc vị thế của mỡnh trờn trường chứng khoán Việt Nam, trở thành một trong 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và lọt vào tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2008.

2.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: VNDirect:

2.4.1. Về vốn:

Nhận thấy rừ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của mỡnh nờn ngay từ khi thành lập cũng như trong quá trỡnh hoạt động của mỡnh, VNDirect luụn cố gắng tăng thêm vốn sở hữu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Năm 2007, vốn chủ sở hữu của VNDirect là 445.877 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 13.440 triệu đồng cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3% vốn chủ sở

hữu. Năm 2008, vốn chủ sở hữu của VNDirect đó giảm xuống cũn 359.710 triệu đồng, nguyên nhân chính là do phần lợi nhuận chưa phân phối đó giảm từ 95.877 triệu đồng xuống cũn 9.710 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 14.705 triệu đồng cho việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3,6% vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này được xem là hợp lý đối với một công ty chứng khoán. Năm 2007 là năm đầu tiên mà VNDirect gia nhập thị trường do vậy khoản tiền hơn 13 tỷ dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác là lớn hơn khá nhiều, điều này thể hiện tham vọng và khả năng cạnh tranh của VNDirect. Năm 2008 là năm mà các công ty chứng khoán gặp khó khăn do thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm, mặc dù vốn chủ sở hữu giảm nhưng vốn mà VNDirect dành cho đầu tư vẫn tăng thêm 1.250 triệu đồng.

Bảng 2.8. Vốn đầu tư của VNDirect qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Vốn chủ sở hữu 445.877 359.710 Tổng nguồn vốn 1.891.520 615.974 Vốn đầu tư - CSHT, MMTB,CN - Nguồn nhân lực - Marketing, sản phẩm - Đầu tư khác 13.440 12.311 624 209 296 14.705 13.547 6352 323 203 Vốn đầu tư/ VCSH 3% 4%

Vốn đầu tư/ Nguồn vốn 0.71% 2.39%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VNDirect Vốn đầu tư dành cho nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho máy móc thiết bị, marketing, sản phẩm dịch vụ và các khoản đầu tư khác. Các yếu tố trên sẽ quyết định năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty, do vậy việc phân bổ vốn hiệu quả cho từng yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, marketing, sản phẩm dịch vụ và đầu tư khác của công ty trong hai năm 2007 và 2008:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên VNDirect Với việc nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn do cơn bóo tài chớnh năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng gặp vô vàn khó khăn, các công ty chứng khoán đối mặt với tỡnh trạng thua lỗ thậm chí có nguy cơ phá sản. Vỡ thế VNDirect đó chuyển hướng từ việc đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu để phù hợp hơn với tỡnh hỡnh thị trường hiện tại. Năm 2008 số vốn dành cho đầu tư chỉ tăng nhẹ so với năm 2007, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho nhân sự và các khoản đầu tư khác đó giảm, thế vào đó công ty đó nõng cao chất lượng bằng việc dành nguồn vốn đầu tư cho đầu tư vào máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng và công nghệ, vốn đầu tư dành cho nó chiếm đến 93% vốn đầu tư. Điều này là tất yếu đối với cỏc cụng ty trong thời kỳ khủng hoảng, tuy nhiờn so với cỏc cụng ty chứng khoỏn khỏc thỡ khoản đầu tư này của VNDirect vẫn là khá lớn, đặc biệt là khoản đầu tư cho tài sản cố định.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w