Câu hỏi và bài tập thực hành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại nghề nhân giống lúa (Trang 31)

* Câu hỏi

Câu 1:

Thành phần dịch hại là gì? tại sao phải điều tra thành phần dịch hại lúa?

Nêu quy trình và những chú ý cần thiết khi điều tra thành phần dịch hại lúa.

Câu 3:

Dịch hại chính là gì? Nêu tên một số loại dịch hại chính trên cây lúa?

Câu 4:

Nêu quy trình điều tra và những chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến sâu đục thân lúa

Câu 5:

Nêu quy trình điều tra và những chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến sâu cuốn lá lúa.

Câu 6:

Nêu quy trình điều tra và những chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến rầy hại lúa.

Câu 7:

Nêu quy trình điều tra và những chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến bệnh đạo ôn hại lúa

Câu 8:

Nêu quy trình điều tra và những chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến bệnh khô vằn hại lúa.

* Bài tập thực hành

+ Thực hành điều tra thành phần dịch hại lúa

+ Thực hành điều tra một số đối tượng dịch hại chính hại lúa

 Sâu đục thân  Sâu cuốn lá  Rầy nâu  Bệnh đạo ôn  Bệnh khô vằn C. Ghi nhớ

- Dịch hại cây lúa bao gồm: sâu hại, sinh vật gây bệnh, cỏ dại và nhiều loại sinh vật khác.

- Dịch hại chính trên lúa gồm: Sâu đục thân; Sâu cuốn lá; Rầy nâu; Bệnh đạo ôn; Bệnh khô vằn …

- Điều tra dịch hại nhằm nắm vững tình hình và xu thế tiến triển của dịch hại trên đồng ruộng để chủ động trong việc phòng trừ

- Phương pháp điều tra dịch hại lúa bao gồm các bước: chọn ruộng, chọn điểm điều tra và tiến hành điều tra tại từng điểm

- Thời gian điều tra 7 ngày/lần

- Tuỳ đối tượng dịch hại cụ thể mà tiến hành các thaoi tác điều tra và xác định các chỉ tiêu tính toán phù hợp:

Đối với sâu: mật độ sâu, tỷ lệ các giai đoạn phát dục… Đối với bệnh: Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh

BÀI 2: PHÒNG TRỪ SÂU HẠI LÚA Mã bài: MĐ04.2

Điều kiện khí hậu tại các vùng trồng lúa nước ta rất thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của dịch hại nói chung và sâu hại lúa nói riêng. Sự phát triển gây hại của sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa. Trong việc nhân giống sâu hại không những gây tổn thất về sản lượng mà còn làm giảm chất lượng hạt giống.

Nhằm quản lý có hiệu quả sâu hại, hạn chế tối đa tác hại của chúng cho việc nhân giống lúa đòi hỏi cần có những hiểu biết nhất định về đặc tính sinh sống, quy luật phát sinh gây hại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của chúng. Trong bài này chúng ta tìm hiểu các khía cạnh nói trên đối với một số loại sâu hại chủ yếu trên cây lúa. Những hiểu biết cần thiết này là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu hại lúa một cách có hiệu quả.

Mục tiêu

Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng:

- Nhận biết được triệu chứng gây hại của các đối tượng sâu hại chính trên lúa. Thông qua triệu chứng để lại xác định được đối tượng gây hại.

- Nhận biết được các pha phát dục và tuổi sâu trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh sống, quy luật phát sinh gây hại của các đối tượng sâu hại chính trên cây lúa.

- Vận dụng được vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn các biện pháp phòng trừ thích hợp đối với các đối tượng sâu hại chính và thực hiện được các biện pháp đó.

A. Nội dung

1. Nhận biết và phòng trừ sâu đục thân lúa

Nhóm sâu đục thân lúa bao gồm 4 đối tượng đều thuộc bộ cánh phấn:

 Sâu đục thân hai chấm (còn gọi sâu đục thân màu vàng).

 Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (sâu đục thân sọc nâu đầu đen).

 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (sâu đục thân sọc nâu đầu nâu).

 Sâu đục thân cú mèo (sâu đục thân màu hồng).

Trong các đối tượng trên, sâu đục thân hai chấm là loài gây hại phổ biến nhất và thường xuyên gây tổn thất lớn. Trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu sâu đục thân hai chấm.

1.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại do sâu đục thân lúa

Sâu non đục trong thân. Ở giai đoạn trước khi có đòng, sâu non đục phá gây triệu chứng nõn héo, sau đó các lá khác cũng bị hại làm dảnh lúa bị chết (hình 1).Giai giai đoạn trỗ trở đi sâu cắn đứt cuống bông gây tình trạng bông bạc. Nếu cuống bông bị cắn đứt sớm khi hạt chưa được tích luỹ dinh dưỡng, bông hoàn toàn bị lép trắng (hình 2), còn nếu bị hại muộn hơn khi hạt đã được tích luỹ một phần dinh dưỡng thì triệu chứng biểu hiện là các hạt trên bông không đẫy (hạt lửng), bông lúa không uốn câu.

Trong các giai đoạn của cây, sâu hại ở thời kỳ lúa còn đẻ nhánh, nếu được chăm sóc tốt cây có khả năng đẻ nhánh bù đắp số nhánh bị mất. Giai đoạn khi số nhánh đã ổn định đặc biệt khi lúa có đòng trở đi, sâu hại làm thiệt hại lớn đến năng suất. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bông bạc 1% có thể làm giảm 5% năng suất.

1.2. Nhận biết các pha phát dục của một số loại sâu đục thân lúa thường gặp

Vòng đời sâu đục thân hai chấm gồm 4 pha phát dục: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Các pha phát dục đó được nhận dạng dựa trên các đặc điểm sau.

+ Trưởng thành là dạng ngài.

Con cái dài 10-13 mm, sải cánh 23-30 mm, thân và cánh có màu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen lớn (do đặc điểm này nên sâu được gọi là sâu đục thân hai chấm) (hình 3 và 4). Cuối bụng có chùm màu vàng nhạt, sau khi đẻ con cái thường rũ chùm lông này lên che kín ổ trứng.

- Con đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn (dài 8-10 mm, sải cánh 18-20 mm). Màu sắc đậm hơn con cái. Chấm đen trên cánh trước nhỏ. Trên cánh

Hình 2: Bông bạc Hình 1: Dảnh héo

trước có một vệt đen nhạt chạy từ đỉnh cánh vào giữa cánh. Mép ngoài cánh có 8 - 9 chấm đen nhỏ.

+ Trứng có dạng hình cầu nhỏ, màu trắng vàng. Trứng được xếp thành ổ, mỗi ổ 50 – 70 trứng. Ổ trứng có dạng hình nửa hạt đậu, trên ổ trứng được phủ một lớp lông màu vàng bẩn (hình 5).

+ Sâu non thân dài mảnh màu trắng sữa, đầu màu nâu nhạt. Sâu non có 5 tuổi:

 Tuổi 1: dài 4-5mm, đầu đen, có khoang đen trên mảnh lưng, thân màu xám

 Tuổi 2: dài 6-8 mm, đầu nâu, mình trắng sữa.

 Tuổi 3: dài 8-12 mm.

 Tuổi 4: dài 12-18 mm, đầu nâu, mình vàng xám.

 Tuổi 5: dài 15-20 mm, đầu nâu mình vàng nhạt (hình 6).

Hình 5: Ổ trứng Hình 6: Sâu non trong thân lúa Hình 3: Trƣởng thành cái Hình 4: Trƣởng thành đực

+ Nhộng dài 10 - 15 mm, khi mới hoá nhộng có màu trắng, sau chuyển dần thành màu vàng, nâu vàng (hình 7).

1.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh sống và gây hại của sâu đục thân lúa

* Đặc điểm sinh sống

+ Trưởng thành vũ hoá (từ nhộng hoá trưởng thành) vào ban đêm. Ban ngày bướm ẩn trong tán lá lúa. Thời gian sống 4-5 ngày (đối với trưởng thành đực) và 5-7 ngày (đối với trưởng thành cái). Sau khi vũ hoá có thể giao phối ngay, sau đó 2 – 3 ngày bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 2 – 5 ngày. Lượng trứng đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 2 - 3.

Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng càng mạnh càng thu hút trưởng thành. Trưởng thành hoạt động vào ban đêm, mạnh nhất từ 19 – 21 giờ. Sau khi vũ hoá.

Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ 200 – 300 trứng. Trưởng thành ưa đẻ trứng trên các giống hay đám lúa sinh trưởng khoẻ lá có màu xanh đậm. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ruộng được bón nhiều đạm hoá học có tác dụng thu hút mạnh trưởng thành đến đẻ trứng.

Ổ trứng phân bố trên phiến lá nhưng tập trung nhiều ở mặt sau lá và ở 1/3 chiều dài cuối phiến lá.

+ Sâu non sau khi nở ăn vỏ trứng. Ở giai đoạn mạ hoặc lúa con gái sâu mới nở nhả tơ nhờ gió đưa sang cây khác. Sau đó chui vào giữa các bẹ lá, ăn mặt trong của bẹ. Từ tuổi 2 sâu đục vào thân cây ăn phá đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng nõn héo sau đó đục ra các bẹ lá khác gây hiện tượng chết dảnh.

Đối với lúa sắp trổ hoặc mới trổ. Sâu đục qua lá bao đòng chui vào thân cắt đứt cuống đòng làm cho chất dinh dưỡng không chuyển lên bông được gây hiện tượng bông bạc.

Trong thân thường chỉ có một sâu gây hại. Sâu non có thể đục ra ngoài di chuyển sang phá các dảnh khác.

Đẫy sức sâu làm nhộng bên trong thân, đối với ruộng cạn nhộng phân bố trong thân ở sâu cách mặt đất 1 – 2cm.

* Các yếu tố chi phối

- Điều kiện thời tiết khí hậu: sâu đục thân lúa hai chấm ưa điều kiện khí hậu nóng, ẩm. Nhiệt độ thích hợp 19-300C, ẩm độ 85 - 90%.

Ở nhiệt độ 26-300

C vòng đời 44 - 57 ngày. Thời gian phát dục các pha: Trứng: 7 ngày.

Sâu non: 25- 33 ngày. Nhộng: 8-10 ngày.

Trưởng thành vũ hoá đẻ trứng 4 - 7 ngày.

- Giống lúa: các giống lúa lá xanh đạm, thân mềm, bộ lá rậm rạp thường sâu tập trung với mật độ cao. Các giống đẻ lai rai, trỗ không tập trung mức độ gây hại cao hơn.

- Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: sâu có thể gây hại suốt qúa trình sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn mạ đến khi lúa trỗ, chín. Các giai đoạn thích hợp nhất là khi lúa đẻ nhánh, làm đòng trỗ. Tuy nhiên ở giai đoạn lúa đẻ nhánh nếu bị hại nặng mức độ giảm năng suất không lớn do cây lúa có khả năng đẻ nhánh bù đắp các nhánh đã chết. Giai đoạn mạ, lúa đứng cái và khi lúa chín cấu trúc cây, thành phần dinh dưỡng trong cây không phù hợp với đặc tính gây hại của sâu, tỷ lệ sâu non mới nở bị chết cao, mật độ sâu và mức độ gây hại thường không lớn.

- Mức độ thiên địch: sâu đục thân lúa bị một số loại thiên địch khống chế, nhưng chủ yếu là ong mắt đỏ. Loại thiên địch này có mặt tự nhiên trên đồng ruộng hoặc có thể được được con người nhân nuôi thả ra trên đồng ruộng. Ong thường ký sinh trên trứng, ong trưởng thành tìm ổ trứng sâu đục thân và đẻ trứng trong trứng sâu đục thân. Khi ong nở ra ăn nội chất trong trứng. Khi ong phát triển mạnh tỷ lệ trứng bị ký sinh có thể tới 50 – 70% trong trường hợp này không cần áp dụng biện pháp hoá học.

- Biện pháp kỹ thuật canh tác: bón nhiều đạm hoá học, bón đạm lai rai sâu thường phát sinh phát triển thuận lợi.

Trong các trà lúa, trà xuân chính vụ, trà mùa muộn ở miền Bắc thường bị hại nặng.

Việc canh tác nhiều vụ trong năm, hoặc canh tác liên tục không thành trà vụ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu về thức ăn, số lượng sâu được tích luỹ nên mức độ gây hại thường cao hơn.

* Đặc điểm phát sinh gây hại

Ở miền Bắc các lứa gây tác hại lớn gồm: lứa 2 hại lúa xuân thời kỳ làm đòng; lứa 3 hại lúa xuân thời kỳ trỗ - chín, lứa 5 và 6 hại lúa mùa thời kỳ trỗ - chín.

Lứa 1: Trưởng thành rộ vào đầu tháng 3

Lứa 2: Trưởng thành rộ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 Lứa 3: Trưởng thành rộ vào đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 Lứa 4: Trưởng thành rộ vào giữa đến cuối tháng 7

Lứa 5: Trưởng thành rộ vào đầu đến giữa tháng 9

Lứa 6: Trưởng thành rộ vào đầu tháng 10 đến đầu tháng 11 Lứa 7: Ngài rộ vào đầu tháng 12 đến giữa tháng 1

1.4. Phòng trừ sâu đục thân lúa

1.4.1. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa

Tuy có những khác biệt nhất định về đặc tính sinh học và đặc điểm gây hại, nhưng để hạn chế tác hại của các loại sâu đục thân lúa nói chung có thể tiến hành các biện pháp:

+ Sử dụng giống: chọn và sử dụng các giống đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng đồng thời có khả năng chống chịu với những biểu hiện:

Cứng cây

Góc độ lá đòng nhỏ

Đẻ nhánh khoẻ, đẻ sớm, đẻ tập trung Trỗ tập trung.

+ Bẫy đèn diệt trưởng thành

Biện pháp này chỉ áp dụng khi phạm vi tiến hành rộng

Sử dụng đèn điện, dưới có chậu nước, trên mặt nước phù một lớp dầu hoả. Đặt đèn khi điều tra thấy trưởng thành rộ. Thời gian đặt đèn vào buổi tối từ 19 - 23 giờ.

+ Ngắt tiêu huỷ ổ trứng: biện pháp này nên áp dụng đối với giai đoạn mạ hoặc lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Dùng đoạn gậy hoặc que tre dài 1 – 1,2m gạt ngược lớp lá lúa quan sát và hái các lá có ổ trứng phân bố (hình 8).

Để bảo vệ ong ký sinh, các ổ trứng sau khi được hái về đặt trong khay. Khay được kê đế và đặt trong chậu nước. Với cách làm này các trứng sâu bị ong ký sinh khi ong vũ hoá có cơ hội thoát ra ngoài.

+ Cắt dảnh héo, bông bạc: đây là biện pháp tiêu huỷ nhằm diệt sâu non hoặc nhộng sống trong thân lúa. Quan sát, tìm và cắt tận gốc các dảnh héo, bông bạc đem chôn.

+ Biện pháp kỹ thuật canh tác

- Cắt thấp gốc rạ khi thu hoạch nhằm lấy đi và tiêu diệt sâu non, nhộng trong thân.

- Tiêu huỷ xử lý tàn dư cây bằng cách đốt rạ, cày vùi gốc rạ.

- Bón phân hoá học hợp lý: không bón nhiều phân đạm, không bón lai rai thành nhiều đợt (giai doạn lúa đang đẻ nhánh nếu tỷ lệ dảnh héo cao có thể bón thêm phân đạm để tăng cường khả năng đẻ nhánh).

+ Biện pháp sinh học:

Bảo vệ ong ký sinh bằng cách điều tra tình hình ong trên đồng để quyết định thời điểm sử dụng thuốc hoá học. Khi mật độ ong cao không nên phun thuốc.

+ Biện pháp hoá học:

Sử dụng các loại thuốc như Padan 95SP; Regent 800WP; Karate 2,5EC; Vicarp 4H, Diazan 10H, Basudin 10G pha và phun với nồng độ, lượng sử dụng hướng dẫn trên bao bì.

1.4.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa

* Địa điểm thực hiện: khu vực nhân giống lúa * Tổ chức thực hiện:

Tổ chức cho học viên thực hành theo nhóm thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa theo hướng dẫn dưới đây:

TT Nội dung Phƣơng pháp tiến hành

1 Bẫy đèn diệt trưởng thành

Lựa chọn loại đèn có cường độ ánh sáng mạnh. Đặt bẫy vào thời điểm 19 -23 giờ.

2 Ngắt tiêu huỷ ổ trứng

Sử dụng đoạn que dài 1 – 1,2m gạt cho lộ mặt sau lá Quan sát mặt sau lá, tìm các ổ trứng, thu gom và tiêu huỷ.

3 Cắt dảnh héo, bông bạc

Quan sát trên ruộng lúa xác định các dảnh héo, bông bạc, cắt sát gốc. Thu gom, tiêu huỷ.

4 Cắt thấp gốc rạ Trên ruộng nhân giống vào giai đoạn thu hoạch. Cắt sát gốc (cách mặt đất 1 – 2cm).

Tách hạt bằng máy tuốt vò để tiêu diệt sâu non, nhộng trong gốc rạ.

5 Xử lý, tiêu huỷ xử lý tàn dư

Sau khi thu hoạch ủ đống rơm rạ hoặc phơi đốt để diệt sâu non, nhộng.

6 Sử dụng thuốc hoá học

Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv...

Pha chế và phun theo hướng dẫn đối với từng loại thuốc.

2. Nhận biết và phòng trừ sâu cuốn lá lúa

Sâu cuốn lá lúa gồm hai loại: sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Trong

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại nghề nhân giống lúa (Trang 31)