Đối vớidoanh nghiệp hoạt động công ích

Một phần của tài liệu Đề Tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện nay" (Trang 30 - 31)

II/ Giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN

1.2 Đối vớidoanh nghiệp hoạt động công ích

Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các lĩnh vực:in bạc và chứng chỉ có giá; điều hành bay;bảo đảm hàng hải; kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của chính phủ.

Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới lớn; xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, phim thời sự và tài liệu; quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, sân bay; quản lý thuỷ nông đầu nguồn; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; thoát nước ở đô thị lớn; ánh sáng đường phố; quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, bến xe, đường thuỷ quan trọng; sản xuất sane phẩm và cung ứng dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích hiện có, Chính phủ căn cứ vào định hướng trên đây chỉ đạo rà soát và phê duyệt phân loại cụ thể để triển khai thực hiện. Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc diện nêu trên sẽ được sắp xếp lại. Việc thành lập mới DNNN hoạt động công ích phải được xem xét chặt chẽ, đúng định hướng, có yêu cầu các điều kiện cần thiết . khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không cấm.

Một phần của tài liệu Đề Tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện nay" (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)