II/ Kết quả đạt được về quá trình đổi mới DNNN trong thời gian qua
3. Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các DNNN
3.1 Đầu tư sai
Trong xây dựng mới và cải tạo các DNNN không tính đến sự biến động của thị trường. Đầu tư sai bắt nguồn từ những quyết định từ thời bao cấp, ví dụ công ty gang thép Thái Nguyên, công ty dâu tơ tăm, một số mỏ và nhà máy hoá chất … Tuy nhiên sau nhiều năm đổi mới theo cơ chế thị trường việc đầu tư sai vẫn tiếp diễn. Sự quản lý của nhà nước không đủ hiệu lực để
ngăn chặn tình trạng đầu tư không tính đến thị trường, không cân đối với nguyên liệu, cũng không tính đến giá thành. Có những ngành hoặc địa phương vẫn muốn tranh thủ càng nhiều vốn nhà nước càng tốt để xây dựng cho được những doanh nghiệp không thật cần thiết của ngành mình, địa phương mình, có khi vì mục đích ngoài kinh tế. Tình trạng đầu tư sai, không tính đến thị trường một phần bắt nguồn từ công tác quy hoạch. Trong khá nhiều trường hợp, quy hoạch thường xuất phát từ ý muốn chủ quan, nói là tập trung mũi nhọn, nhưng rồi ngành nào cũng đầu tư, địa phương nào cũng muốn tự túc, tự cấp, có đủ “ cơ cấu kinh tế ” theo hướng “công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”, bỏ qua những nguyên tắc cơ bản của công tác này. Chủ trương đầu tư đã sai ngay từ đầu, công việc xây dựng lại giao cho một ban quản lý dự án kém năng lực và không có trách nhiệm , gây ra chất lượng xây dựng thấp, vốn đầu tư thất thoát không nhỏ. Tất cả dồn giá thành công trình làm cho không có giám đốc nào có thể tài giỏi đến mức khắc phục được hậu quả kém hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
3.2 Tình trạng thiếu vốn phổ biến
Doanh nghiệp do nhà nước quyết định thành lập, nhưng không cấp đủ vốn cho sản xuất kinh doanh buộc phải đi vay với lãi suất ngân hàng. Nhìn chung vốn nhà nước thường chỉ chiếm khoảng 60% tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó tại tổng công ty 91 là 75%, tại các doanh nghiệp do bộ, ngành quản lý là 45% và do các địa phương quản lý là 50%. Xét về số tuyệt đối năm 1998 vốn Nhà nước bình quân của một tổng công ty 91 là 3661 tỷ đồng ( tương đương 240 triệu USD ), nhưng lại có đến 14/17 tổng công ty 91 có vốn dưới mức bình quân đó. Vốn của tổng công ty 90 còn thấp hơn nhiều: bình quân một tổng công ty 90 chỉ có 280 tỷ đồng, trong đó 80% số tổng công ty 90 có mức vốn thấp hơn mức bình quân, 35% số tổng công ty 90 có vốn Nhà nước dưới 100 tỷ đồng. Khả năng trích lợi nhuận để lập quỹ phát triển sản xuất rất thấp; số vốn lưu động hiện có cũng chỉ huy động cho kinh doanh được khoảng 50%, số còn lại nằm ở vật tư mất mát, kém phẩm chất, công nợ không thu hồi được… 70-90% vốn lưu động của DNNN phải đi vay ngân hàng.
Phần lớn các DNNN được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, có những thiết bị lạc hậu, già cỗi, sản xuất từ những năm 50,60. Theo điều tra của viện bảo hộ lao động giữa năm 1999 thì trên 70% đã hết khấu hao, gần 50% đã được tân trang; theo báo cáo của bộ khoa học, công nghệ và môi trường thì công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm; mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, thậm chí 38% trong số này ở dạng thanh lý.
3.4 Số lao động dư thừa đang rất lớn
Theo báo cáo của ban đổi mới doanh nghiệp trung ương tháng 2-2000 đưa ra con số là 4% tổng số lao động dư thừa. Có một số địa phương, ngành số lao động dôi dư khá lớn như: Hải Dương 33%, Nam Định 27%, Nghệ An 16%, Hải Phòng 15%, Thanh Hoá 10%, tổng công ty thép 12%, bộ thuỷ sản 14% lao động dôi dư
3.5 Doanh nghiệp không được tự chủ về tài chính
Có thể coi đây là trở ngại rất quan trọng khiến doanh nghiệp không thể tự chủ kinh doanh. Đại diện chủ sở hữu của tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là ai cho đến nay vẫn không rõ, gây ra nhiều lúng túng, khó khăn trong việc sử dụng tài sản đó. Cơ quan chức năng quản lý tài sản của DNNN về cơ bản vẫn đang thực hiện quyền quản lý theo kiểu cũ. Cơ chế tài chính và hạch toán của DNNN bị những ràng buộc vô lý trói chặt từ nhiều năm mà vẫn không được sửa đổi. Nhiều doanh nghiệp cho rằng từ nghị định 59/CP đến nghị định 27/1999 về quản lý tài chính DNNN, sự đổi mới khôg nhiều, vẫn những ràng buộc về các khoản chi phí, những bất hợp lý đã rõ như khoản thu về sử dụng vốn trong đó kể cả những tài sản do doanh nghiệp tự đầu tư từ nguồn tích luỹ hoặc vay ngân hàng để xây dựng, nay đều bị coi là tài sản của nhà nước và buộc doanh nghiệp chịu thuế vốn. Doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh cũng không được, phải theo khung thời gian khấu hao
3.6 Không được chủ động về nhân sự và tiền lương
Cho đến nay DNNN vẫn không chủ động trong việc sắp xếp lại số lao động, giảm bớt người không phù hợp, tuyển người mới, vì nhà nước chưa có đủ các chính sách phù hợp để giải quyết công ăm việc làm và đời sống của
số lao động dư thừa. Chế độ tiền lương, các thang lương, bậc lương trong DNNN còn nhiều bất hợp lý giữa khu vực kinh doanh với khu vực hành chính sự nghiệp, giữa doanh nghiệp các ngành nghề khác nhau và ngay trong nội bọ doanh nghiệp.
3.7 Tổ chức quản lý không phù hợp
Mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ chủ quan nhưng hiện đang có quả nhiều cấp, nhiều ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tình trạng phân cáp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cngf ra sức “ tăng cường quản lý”, công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiềm hà cho DNNN hoạt động, Đặc biệt là cơ chế “bộ chủ quản”, cấp chủ quản” đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phân chia “ quốc doanh trung ương”, “quốc doanh địa phương” đã tạo ra nhiều bất hợp lý, phân biệt đối sử, ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Mấy năm gần đây, nhiều DNNN đã được sắp xếp lại trong cơ cấu tổng công ty 90, 9. Thế nhưng có những tổng công ty được tổ chức theo lối hành chính, bằng số cộng đơn thuần không dựa trên tính tất yếu về kinh tế, đã không mang lại kết quả mong muốn; không những thế một số tổng công ty trở thành vật cản đối với công ty thành viên trong kinh doanh.
3.8 Môi trương kinh doanh chưa hoàn chỉnh
Môi trường kinh doanh ở nước ta đang còn nhiều bất cập. Điểm hình là hệ thống tài chính, ngân hàng, giá cả chưa thật sự được xây dựng theo kinh tế thị trường. Vẫn còn những tình trạng buộc ngân hàng cho vay theo lệnh, ngân hàng thụ động không chịu trách nhiệm về hiệu quả vốn cho vay và thu hồi nợ; khi gặp nợ khó đòi thì buộc ngân hàng phải khoanh nợ, giãn nợ hoặc cho vay mới để trả nợ cũ. Cũng chưa có hệ thống văn bản pháp quy để khuyến khích cạnh tranh hợp pháp và kiểm soát độc quyền. Các thị trường yếu tố sản xuất chưa hoàn chỉnh. Đó là không kể những thủ tục hành chính, cơ chế xin- cho và những hành vi nhũng nhiễu của không ít công chức đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. DNNN còn phải tham gia các nhiệm vụ xã hội mà đáng lẽ không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, phải đóng góp nhiều khoản cho phường, xã, cho các tổ chức, đoàn thể đia phươn, tuy mang
danh nghĩa tự nguyện nhưng thức chất là áp đặt nhiều khi quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
DNNN TRONG THỜI GIAN TỚI