Và tiền lương được áp dụng tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính (Trang 29)

Subject: Tìm hiểu hệ thống tiền lương Prepare NHV Reviewed by NKH Reviewed by NKH Date 07/03/2007 Date 07/04/2007 Date 07/04/2007

1. Cơ chế trả lương của Nhà máy như sau:

Trả lương sản phẩm được thanh toán theo số lượng và chất lượng của sản phẩm

- Đối với sản phẩm tập thể các đơn vị phải thực hiện bình quân chấm điểm - Việc chia lương thực hiện công khai từ tổ sản xuất đến người lao động biết để kiểm tra và giám sát theo quy chế dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 07/NĐ- CP ngày 12/2/1999 của Chính Phủ, Quyết định số 936/ QĐ- CP ngày 20/5/1999 của Tổng Công ty về việc ban hành quy chế dân chủ

- Nhà máy giao quyền cho các đồng chí Quản đốc đơn vị sản xuất xây dụng quy chế trả lương của các đơn vị và có sự thống nhất của ban chấp hành công đoàn bộ phận gửi về Nhà máythẩm định và phê duyệt. Hàng tháng căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của phòng kế hoạch và bảng chấm công của từng người Quản đốc đơn vị ký nhận vào bảng chia lương chi tiết của đơn vị mình và gửi lên phòng tổ chức lao động tiền lương để phê duyệt và thẩm định. Tại phòng tài chính lao động tiền lương kế toán sẽ lập bảng tổng hợp chi lương của các phân xưởng để trình Giám đốc phê duyệt

Lương trả cho bộ phận điều hành của Nhà máy

Nguyên tắc cơ bản:

- Người giữ trọng trách có chức vụ cao mà hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng thu nhập cao hơn người có chức vụ thấp hoàn thành nhiệm vụ và cao hơn người có chức vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ khó hơn và trình độ chuyên môn cao hơn thì được hưởng mức thu nhập cao hơn

- Phụ cấp trách nhiệm được tính vào hệ số khoán

- Bộ máy điều hành Nhà máy khoán 22 công / tháng hoàn thành nhiệm vụ Nhà máy giao cho

Công thức thanh toán lương khoán cho bộ phận điều hành Lương tối thiểu(Lmin) x HS lương x K1 xK2

Tiền lương = x ngày làm thực tế

22 Công - Giám đốc Công ty: K = 1,8

- Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn Nhà máy, Bí thư đảng ủy nhà máy: K = 1,45

- Trưởng phòng, phó phòng các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Bí thư đoàn thanh niên Nhà máy: K= 1,2

Nhân viên thực hiện nhiệm vụ: K= 1 K2: Hệ số hoàn thành kế hoạch tháng

- Tiền lương tối thiểu Lmin năm 2006 tại Nhà máy áp dụng là 450.000 đ/tháng Hàng tháng các bộ phận phòng ban có bảng chấm công theo quy định và phòng lao động tiền lương căn cứ vào xác nhận mức độ hoàn thành kế hoạch của Nhà máy để tính lương, thưởng cho từng phòng ban và từng bộ phận theo quy chế khoán

- Căn cứ vào số lượng lao động và xem báo cáo thay đổi nhân sự để phòng lao động tiền lương tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng để tiến hành tính BHXH, BHYT, Thuế TNCN… Sau đó tiến hành đối chiếu kiểm tra các bảng tính của các cơ quan chức năng với các thay đổi thực tế.

- Cuối kỳ phòng lao động tiền lương nộp các bảng tính lương, Giấy đối chiếu công nợ BHXH, BHYT cho phòng kế toán để tiến hành thanh toán và ghi sổ - Căn cứ vào bảng tính lương kế toán tiền mặt sẽ tiến hành thanh toán lương theo 2 đợt

- Đối với các khoản phải nộp cho cơ quan chức năng Nhà máy sẽ tiến hành tính và chi trả cho các bộ phận và nhân viên nghỉ chế độ thai sản sau đó thu hồi

bằng tiền mặt các đối tượng trên

2. Quản lý và hạch toán lương

Quỹ lương của Nhà máy được lập trên cơ sở chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kế hoạch và đơn giá lương kế hoạch. Nhà máy sẽ tính quỹ lương và sẽ trình Tổng Công ty CN Tàu thủy Việt Nam duyệt quyết toán quỹ lương.

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Căn cứ vào đơn giá tiền lương do Tổng Công ty phê duyệt kế toán sẽ tính ra tổng quỹ lương và phân loại chi phí đồng thời ghi sổ theo bút toán:

Nợ TK 641: Lương nhân viên bán hàng + chi ăn ca + chi tàu xe Nợ TK 642: Lương nhân viên quản lý + chi ăn ca + chi tàu xe Có TK 334: Tổng quỹ lương

- Hạch toán thanh toán lương

Căn cứ vào bảng lương do phòng Tài chính Lao động Tiền lương lập và Kế toán trưởng, Giám đốc Nhà máy phê duyệt, kế toán tiền mặt sẽ tiến hành thanh toán lương:

Nợ TK 334: Số lương trả trong tháng

Có TK 111: Lương nhân viên nhận bằng tiền Đối với nhân viên di vắng chưa lĩnh thì kế toán sẽ ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 334: Số lương chưa có người nhận

Có TK 338: Số lương phải trả cho nhân viên đi vắng

- Hạch toán quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

Nợ TK 641: Trích vào chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Trích vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334: Phần người lao động nộp

Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội (20%) Có TK 3384: Bảo hiểm y tế ( 3%) Một số khoản trích nộp cho Tổng Công ty kế toán hạch toán:

Nợ TK 334: Trừ vào thu nhập của người lao động Có TK 336: Phần nộp cho Tổng Công ty

Khi có giấy báo có của các cơ quan chức năng và nộp các quỹ Bảo hiểm và Thuế kế toán sẽ ghi:

Nợ TK 338: Số tiền nộp Có TK 111: Chi tiền mặt

Dựa vào kết quả thu thập được về hệ thống kiểm soát nội bộ với tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long kiểm toán viên nhận thấy việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương được thực hiện theo đúng quy định. Theo giải trình của đơn vị ở Nhà máy có sự thay đổi về cmặt nhân sự của phòng kế toán. Lý do thay đổi nhân sự là do Nhà máy muốn thay đổi bộ máy kế toán thủ công còn tồn tại ở Nhà máy trước bằng những người có trình độ chuyên môn cao hơn để thiết kế bộ máy kế toán chi tiết và hiệu quản hơn. Trước khi chuyển đổi Tổng Công ty đã kiểm toán nội bộ 6 tháng đầu năm tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long. Do đó kiểm toán viên đã xem lại những kiến nghị trong thư quản lý của kiểm toán nội bộ của Tổng Công ty chủ yếu là những kiến nghị hoàn thiện sổ sách, chứng từ kế toán cũng như việc hạch toán kế toán tại Nhà máy và xem xét việc hạch toán 6 tháng cuối năm. Kiểm toán viên thấy việc hạch toán tại nhà máy đã hoàn chỉnh và chi tiết hơn. Từ những vấn đề tồn tại ở trên kiểm toán viên sẽ mở rộng kiểm tra tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà máy.

b. Thực hiện thủ tục phân tích

viên tiến hành các thủ tục phân tích để phát hiện ra những biến động lớn đối với tiền lương và các khoản trích theo lương. Với những khách hàng khác nhau sẽ có những thủ tục phân tích được áp dụng ở mức độ khác nhau.

Nhà máy đóng tàu Hạ Long thanh toán lương cho người lao động theo quỹ lương ước tính từ doanh thu trong tháng. Vì thế kiểm toán viên sẽ lập bảng phân tích chi phí tiền lương / doanh thu tính lương của các quý để thấy được những biến động của tiền lương.

Bảng 6: Phân tích sự biến động tiền lương giữa các quý

CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client: Nhà máy đóng tàu Hạ

Long

Peroid: 31/12/2006

Subject: Phân tích chi phí tiền lương giữa các quý

Prepare : NHV Reviewed by: NKH Reviewed by: NKH Date 07/03/2007 Date 07/04/2007 Date 07/04/2007

Bảng phân tích tiền lương với doanh thu năm 2006

Quý Doanh thu tính lương Tiền lương Tỉ lệ tiền lương/ doanh thu

I 4.376.104.382 569.295.002 13.10%

II 5.513.050.382 839.471.185 15,23%

III 6.410.006.691 1.050.352.096 16,38%

IV 7.004.357.184 1.180.452.912 16,59%

Tổng 23.303.536.585 3.639.571.195 15,62%

Tiền lương được tính dựa trên doanh thu và đơn giá do Tổng Công ty duyệt

Kết luận:

- Tỉ lệ tiền lương trên doanh thu tăng dần từ quý I đến IV và tăng mạnh vào quý IV

- Kiểm toán viên sẽ tập trung vào kiểm tra chi tiết 6 tháng cuối năm để phát hiện ra những biến động bất thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 7: Phân tích biến động của tiền lương qua 2 năm 2005 và năm 2006

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính (Trang 29)