Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

Một phần của tài liệu Đề tài " Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN ở Việt Nam hiện nay " (Trang 34 - 39)

g phân bổ nuồn vốn của các DNNN năm 1998-

3.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định: Trong thời đại khoa học kỹ thuật

phát triển như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ

hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cần phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị

trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định mức

khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn.

Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: các doanh nghiệp cần tận

dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm ttthời gian tác nghiệp, hợp lý

hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy

móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản

trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục

Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản trị phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử

dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc

phục những tồn tại trong quản trị.

 Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp khác như sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, kịp thời sử lý những máy móc thiết bị lạc

hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm

tài sản để đề phòng rủi ro….

73.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, VLĐ luôn thay đổi giá trị

và vận động theo chu kỳ sản xuất từ cung ứng đến sản xuất và lưu thông. Cứ như

vậy VLĐ được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng

VLĐ các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau:

Xác định chính xác VLĐ ở từng khâu luân chuyển. Đây là một trong những

- tiết kiệm VLĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

- thông qua việc xác định VLĐ ở từng khâu để nắm được lượng VLĐ cần phải đi vay,

tránh ứ đọng. Đảm bảo đủ VLĐ cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tổ chức khai thác tốt nguồn VLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trước hết

doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn

có thể chiếm dụng một cách thường xuyên (nợ định mức), sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các

nguồn vốn từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn phát hành cổ phiếu trái phiếu…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp

cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí là thấp

nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ: Tăng cường việc kiểm tra tài

chính đối với việc sử dụng VLĐ, thực hiện công việc này thông qua phân tích một số chỉ tiêu như : Vòng quay VLĐ, sức sinh lợi của VLĐ….Trên cơ sở đó biết được rõ tình hình sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc

và sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Ngoài các biện pháp nêu trên doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp

tổng hợp như : đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, sử lý kịp thời những vật tư,

hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thường xuyên xác định phần

chênh lệch giữa giá mua ban đầu với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản

cố định tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu VLĐ dẫn đến doanh

nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng ra không có. Vốn bị

khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy để chủ động hơn trong

hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lập các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.

KẾT LUẬN

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết điịnh con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc doanh nghiệp sẽ tụt hậu trượt khỏi

quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại, phá sản.

Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải tạo cho mình một lượng

vốn nhất định. Đồng thời đồng vốn tạo ra phải được sử dụng sao cho có hiệu quả. Đó chính là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn tại các DNNN cho thấy

việc huy động và sử dụng vốn mặc dù đã được chú trọng hơn và đã đạt được một

số kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trong thực tế.

Với thời gian có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi

những thiếu sót. Vì thế em mong được sự góp ý chân thành của thầy giáo.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất với thầy giáo Nguyễn Ngọc

Một phần của tài liệu Đề tài " Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN ở Việt Nam hiện nay " (Trang 34 - 39)