g phân bổ nuồn vốn của các DNNN năm 1998-
CHO CÁC DNNN
1.Một số giải pháp tổng quát
Một là:Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những
tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần
tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần,….Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật và thể chế thuận
lợi cho cổ phần hoá DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo
Hai là: thực hiện lên doanh liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế
khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những đối tác này. Song nhà nước cần quan tâm hơn đến quyền lợi của DNNN trong liên doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần phải được chú trọng trong thời
gian tới.
Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo thuận lợi
cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước cần đưa ra giải pháp
tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của
DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay
vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được.
Một mặt, nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho
ngân hàng hoạt động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó
với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài sản thế chấp
của doanh nghiệp.
Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực
trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước nên dành một tỷ
lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điêu lệ cho các DNNN tương xứng với quy
mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Nhà nước cần cải tiến, đơn giản
hoá thủ tục cho vay, bãi bỏ chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền và xác nhận của cơ quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãi bỏ chế độ công chứng Nhà nước trong
mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một lần công chứng, chỉ công chứng lại khi
doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp.
2.Những giải pháp cụ thể nhằm tạo vốn cho DNNN
Một là: DNNN phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung, kế hoạch huy động và sử dụng vốn nói riêng ngay từ đầu và phải cụ thể rõ ràng. Có như
vậy mới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả sản xuất
kinh doanh cao, tạo ra khả năng tài chính vững mạnh, đây là cơ sở để các chủ
nguồn vốn xem xét trước khi ra quyết định cho vay. Doanh nghiệp phải xác định, tính toán lượng VLĐ định mức để phục vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch sát
với nhu cầu VLĐ thực tế, để từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý.
Hai là: DNNN nên huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp. Hiện nay,
hầu hết các DNNN chỉ chú trọng huy động vốn từ bên ngoài mà quên đi việc huy động từ chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tăng cường huy động vốn từ
cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, thay cho việc vay ngắn hạn ngân hàng.
Một mặt, vay ngắn hạn ngân hàng nhiều làm cho khả năng thanh toán của doanh
nghiệp giảm sút, khả năng tự chủ về vốn thấp. Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vì các chủ nguồn vốn
luôn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho
vay.
Ba là: các DNNN nên nhanh chóng triển khai hình thức tín dụng thuê mua. Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đi vay của các tổ chức tín dụng
bằng các hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Song việc vay vốn để đổi mới
công nghệ thì các doanh nghiệp gặp nhiêu khó khăn. Bởi vì, một mặt, nguồn vốn
trung và dài hạn của các ngân hàng có hạn. Mặt khác, các DNNN thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Vì vậy quan điểm
thuê máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Đây là hình thức khá mới mẻ ở nước ta. Đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế
nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản thuê mua, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện thuận
lợi cho tín dụng thuê mua hoạt động.
Bốn là: các DNNN làm ăn có hiệu quả có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Nhờ đó huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp càng phát triển, làm
ăn càng có lãi thì doanh nghiệp càng thu hút được nhiều vốn hơn từ trong dân cư,
giúp doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu liên tục, thúc đẩy lưu thông tiền
vốn.
Tóm lại: Nếu giải quyết đồng bộ và triệt để những vấn đề nêu trên có lẽ lời
giải cho bài toán về vốn của các DNNN sẽ có nhiều khả quan. Đồng thời nó cũng
phù hợp với sự vận động của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN