Để hạch toán chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* TK621: “Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này dựng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình, hạng mục công trình. Kết cấu TK này như sau:
Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dựng trực tiếp cho xây dựng, lắp đặt. Bên Có: + Giá trị nguyên vật liệu xuất dựng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào bên nợ TK 154
TK621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình, hạng mục công trình.
* TK622: “Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này phản ánh tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. TK này được mở chi tiết theo từng công
trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc... Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
* TK623: “Chi phí sử dụng máy thi công”: Tài khoản này dựng để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. TK 623 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình sang TK154.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và chi tiết làm 6 tiểu khoản: TK 6231- Chi phí nhân công lái máy.
TK 6232- Chi phí vật liệu.
TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công. TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6238- Chi phí bằng tiền khác.
* TK627: “Chi phí sản xuất chung”:Tài khoản này dựng để phản ánh các chi phí phục vụ cho hoạt động xây lắp tại các đội xây dựng và công truờng thi công. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng xây lắp. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK154
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản:
TK 6271- Chi phí lương bộ phận Ban chỉ huy công trường TK 6272- Chi phí vật liệu
TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- Chi phí khác bằng tiền
*TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm xây lắp (công trình, hạng mục công trình...). Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kì. Bên Có: + Các khoản giảm chi phí.
+ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sỏch kế toán
Khái niệm: Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự
thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký chung (Tổng nhật ký). Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung lấy số liệu để vào Sổ cái.
Điều kiện áp dụng: Trong điều kiện lao dộng thủ công thì Nhật ký chung chỉ
phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phân công lao động kế toán trong bộ máy. Trong điều kiện lao động kế toán máy Nhật ký chung phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày …) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
+ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lấp từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dựng để lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, cuối quý Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối