KẾT QUẢ KHẢO SÁT DƢỢC TÍNH NẤM HỒNG CHI

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình trồng nâm hồng chi trên môi trường bã mía và mùn cưa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã trung hòa huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 42)

4.3.1 Định tính alkaloid

+ Tiến hành thí nghiệm nhƣ mục 3.3.6. thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nấm Hồng Chi thu hái trên 21 môi trƣờng nghiệm thức đều chứa alkaloid.

43

Hình 4.1: Phản ứng định tính Alkaloid

(a) Thử với thuốc thử Mayer; (b) Thử với thuốc thử Dragendorff

4.3.2 Định tính saponin

+ Tiến hành thí nghiệm nhƣ mục 3.2.6.2 thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nấm Hồng Chi thu hái trên 21 môi trƣờng nghiệm thức đều saponin.

4.3.3 Định tính triterpenoid

Hình 4.2: Thử nghiệm tính tạo bọt

44

+Tiến hành thí nghiệm nhƣ mục 3.2.6.3 thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nấm Hồng Chi thu hái trên 21 môi trƣờng nghiệm thức đều chứa triterpenoid

Hình 4.3: Phản ứng Liebermann – Burchard định tính Triterpenoid

(a) ống mẫu; (b) ống chứa anhydride acetic, chloroform, H2SO4 đậm đặc; (c) ống mẫu hòa trong anhydride acetic, chloroform, H2SO4 đậm đặc; (1) lớp

trên màu xanh lục; (2) vòng ngăn cách màu nâu đỏ.

4.3.4 Định tính acid hữu cơ

+Tiến hành thí nghiệm nhƣ mục 3.3.6.4 thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nấm Hồng Chi thu hái trên 21 môi trƣờng nghiệm thức đều chứa acid hữu cơ.

4.3.5 Định lƣợng Polysaccharide (GPLs)

Cân 14g nấm Hồng Chi ở từng nghiệm thức và tiến hành theo thí nghiệm 3.3.6.5, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.4:

45 Bảng 4.4: Lƣợng polysaccharide thu nhận đƣợc Nghiệm thức Tỷ lệ mùn cưa:bã mía Trọng lượng polysaccharide (g) Hàm lượng (%) 1 100:0 0.17 1.13 2 95:5 0.17 1.13 3 90:10 0.16 1.07 4 85:15 0.15 1.00 5 80:20 0.16 1.07 6 75:25 0.14 0.93 7 70:30 0.15 1.00 8 65:35 0.15 1.00 9 60:40 0.15 1.00 10 55:45 0.16 1.07 11 50:50 0.15 1.00 12 45:55 0.14 0.93 13 40:60 0.14 0.93 14 35:65 0.15 1.00 15 30:70 0.14 0.93 16 25:75 0.15 1.00 17 20:80 0.14 0.93 18 15:85 0.15 1.00 19 10:90 0.14 0.93 20 5:95 0.13 0.87 21 0:100 0.13 0.87

46

Từ kết quả ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy hàm lƣợng polysaccharide trong nấm Hồng Chi trồng trên các môi trƣờng thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức 1, 2 (1.13%), ở nghiệm thức 3, 5, 10 là khá cao (1,07%), thấp nhất ở nghiệm thức 21 (0,87%)

Nhƣ vậy, nấm Hồng Chi thu hái từ môi trƣờng phối trộn mùn cƣa : bã mía đã khảo sát thì môi trƣờng có tỷ lệ mùn cƣa : bã mía 2, 3, 5, 10 cho kết quả định lƣợng polysaccharide là cao nhất (1%).

Nhƣ vậy, qua những kết quả thu đƣợc khi trồng nấm Hồng Chi trên các môi trƣờng kết hợp bã mía và mùn cƣa cho thấy môi trƣờng nghiệm thức số 10 (tỷ lệ phần khối lƣợng mùn cƣa và bã mía là 55:45) cho những đặc tính tốt cả về tốc độ lan tơ, năng suất thu hoạch và hàm lƣợng polysacharide. Những nghiệm thức khác nhƣ nghiệm thức 2, 3, 5 đều cho lƣợng polysaccharide cao và bằng nghiệm thức 10 nhƣng các đặc tính khác nhƣ về kích thƣớc quả thể, trọng lƣợng thu hoạch thấp hơn so với nghiệm thức 10. Từ những kết quả trên nhóm tác giả chọn nghiệm thức 10.

4.4 TRIỂN KHAI, HƢỚNG DẪN KỸ THUẬT, HỖ TRỢ HỘ NGHÈO TRỒNG NẤM HỒNG CHI TRỒNG NẤM HỒNG CHI

- Quy trình trồng nấm đã đƣợc khảo sát thành công tại phòng thí nghiệm. - Đã liên hệ và nhận đƣợc sự đồng thuận của địa phƣơng.

- Tìm kiếm tài trợ để triển khai trồng nấm.

- Hoàn thiện tài liệu kỹ thuật chi tiết phục vụ công tác tập huấn cho một số hộ nghèo thí điểm.

47

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Từ những kết quả thu đƣợc, đề tài rút ra một số kết luận sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Đã tìm ra đƣợc môi trƣờng kết hợp giữa mùn cƣa : bã mía tƣơng ứng với tỉ lệ 55% mùn cƣa: 45% bã mía.

(2) Nấm Hồng Chi thu hái đƣợc trên môi trƣờng thí nghiệm có những đặc tính tốt tơ lan tốt, đều, phủ trắng giá thể; quả thể thu hái đƣợc có đƣờng kính lớn và dày. Nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum) đƣợc trồng trên môi trƣờng kết hợp 55% mùn cƣa: 45% bã mía có đặc điểm sau:

• Tốc độ lan tơ trung bình: 1.00 cm/ngày. • Đƣờng kính quả thể ở 3 tuần tuổi: 13.6cm. • Chiều dài cuống nấm: 6,5 cm.

• Độ dày quả thể: 1.4 cm.

• Lƣợng Polysaccharid thu đƣợc sau khi lọc, sấy khô: 0.16g chiếm 1,07 % • Trọng lƣợng tƣơi nấm Hồng Chi thu hái là 215g.

• Cho kết quả dƣơng tính khi định tính các chất alkaloid, triterpenoid, saponin, acid hữu cơ.

(3) Về dƣợc tính, Nấm Hồng Chi trồng trên các môi trƣờng kết hợp bã mía và mùn cƣa với những các tỉ lệ 100:0; 95:5; 90:10; 85:15; 80:20; 75:25; 70:30; 65:35; 60:40; 55:45; 50:50; 45:55; 40:60 ; 35:65 ; 30:70 ; 25:75 ; 20:80 ; 15:85 ; 10:90 ; 5:95 ; 0:100, đều có chứa các hợp chất alkaloid, saponin, polysaccharide, triterpenoid, acid hữu cơ.

(4) Nấm Hồng Chi này đƣợc Công ty Dƣợc thảo Phúc Vinh khảo sát hƣớng tới sử dụng trong các sản phẩm dƣợc phẩm.

(5) Bƣớc đầu đạt đƣợc sự đồng thuận của UBND xã Tây Hoà triển khai cho một số hộ nghèo trồng thí điểm.

5.2 Đề nghị

48

(2) Tiến hành định lƣợng đƣợc nhiều thành phần dƣợc tính hơn nữa nhƣ triterpenoid, alkaloid…

(3) Tiến hành phân tích hàm lƣợng Cacbon và Nitơ tổng trong từng môi trƣờng nghiệm thức làm cơ sở cho giúp cho việc chọn môi trƣờng kết hợp thích hợp thích hợp và chính xác hơn.

(4) Tiếp tục phối hợp với địa phƣơng triển khai tới hộ nghèo theo đúng kế hoạch.

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Dũng, 2001. Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Đống, Zani Federico, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, 2005. Nấm ăn – cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Khang, 2005. Khảo sát sinh trƣởng nấm Linh Chi đen

(Amauroderma subresinosum, Corner) phát hiện tại vùng núi Chứa Chan – Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công nghệ Sinh học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

4. Trần Văn Mão, 2008. Sử dụng vi sinh vật có ích, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Thị Lệ Minh, 2011. Giáo trình Hóa Dƣợc Ứng Dụng. Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

6. Lê Xuân Thám, 1996. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm hấp thu khoáng của nấm Linh Chi Ganodrema lucidum (Leyss. ex Fr). Karst. Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

7. Lê Duy Thắng, 2001. Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

8. Phan Hữu Tín, 2011. Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trồng nấm Linh chi Ganoderma lucidum. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công nghệ Sinh học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thị Cẩm Tú, 2011. Khảo sát hàm lƣợng triterpenoid toàn phần của quả thể nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr.)Karst. theo thời gian sinh trƣởng. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công nghệ Sinh học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

10. Võ Thị Kim Yến, 2005. Khảo sát khả năng sử dụng nguồn cơ chất quen thuộc (mạt cƣa, bã mía, rơm) để trồng nấm Hầu Thủ Hericium Erinaceum (Bull.:Fr).Pers. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công nghệ Sinh học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình trồng nâm hồng chi trên môi trường bã mía và mùn cưa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã trung hòa huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 42)