Công tác quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & XD ĐÔNG QUANG (Trang 40 - 43)

Ngày nay, tất cả những quốc gia trở nên hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ và khoa học, kỹ thuật. Đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta khi gia nhập WTO, không thể không đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà hạt nhân là lực lượng lao động kỹ thuật. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực càng trở nên cấp bách và thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho nguồn nhân lực như sau:

Ở Việt Nam độ tuổi lao động được xác định từ 15 đến 60 đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ước tính từ năm 2001 đến năm 2010, mỗi năm với 1,8 triệu người bước vào độ tuổi lao động trong khi chỉ có 0,35 triệu người hết tuổi lao động, sẽ cần thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới. Kết quả điều tra về lao động, việc làm năm 2005 (công bố tháng 11- 2005) cho thấy cả nước có 44.385.000 người trong độ tuổi lao động, tăng thêm 1.143.000 so với năm 2004. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ đủ 15 tuổi trở lên là 5,1%- giảm 0,3% so với năm 2004 ; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24,8% tăng thêm 2,2%.Tốc độ gia tăng việc làm đã cao hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động. Cả nước có 38.355.000 người làm việc ở khu vực ngoài nhà nước, chiếm 88,2%; 687.900 người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,6% và 4.413.000 người làm việc ở khu vực nhà nước, chiếm 10,2%. So với thời điểm 1-7-2004, lao động ở khu vực nhà nước tăng thêm 72.600 người; khu vực ngoài nhà nước tăng thêm 1.022.000 người; lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 45.900 người.

Đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn lao động của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh việc thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao từ các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề... DN còn tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

Tuy nhiên quy mô đào tạo cho hoạt động này chưa nhiều và không ổn định giữa các năm. Mặc dù nguồn vốn dành cho đào tạo nghề có tăng nhưng còn thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu đào tạo. Định mức chi phí cho đào tạo nghề hiện nay đã rất thấp, nhưng chỉ mới cấp được 60% và đầu tư còn dàn trải, phân tán, kém hiệu quả.

Tiến trình sắp xếp, đổi mới, phát triển DN gắn liền với tiến trình sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại lao động trong doanh nghiệp theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và nâng cao năng suất lao động. Tiến trình đó, đồng thời với quá trình đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nên vấn đề lao động dôi dư là một thực tế khách quan cần được giải quyết. Do đó chi phí hỗ trợ đào tạo lại, hoặc đào tạo nghề mới cho lao động dôi dư cũng là những khoản đầu tư không nhỏ. Chi phí trung bình để giải quyết một lao động dôi dư từ 20 - 25 triệu đồng.

Tiền lương của người lao động trong DN mới chỉ chiếm 2/3 tổng thu nhập, nhưng hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho người được hưởng lương, tái sản xuất sức lao động, không khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên hăng hái làm việc và không thu hút nhân tài. Người lao động chưa coi tiền lương là nguồn thu nhập chính, không còn say mê để có sáng kiến mới, nâng cao năng suất lao động. Hiện tượng chảy máu chất xám lại xảy ra ngay ở trong nước khi nhiều người có năng lực lại bỏ dần DNNN sang làm cho các công ty liên doanh. Đây là một thực trạng đáng buồn đối với các DNNN, khi mà lao động dôi dư nhiều nhưng người tài lại hiếm, làm việc kém hiệu quả, năng suất lao động chưa cao, dẫn đến hiệu quả đầu tư vào nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp còn thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & XD ĐÔNG QUANG (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w