Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ NHỰA CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH (Trang 30 - 33)

II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO-9000:

2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:

2.1. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau.

- ISO-9000:2000 cho rằng chất lượng sản phẩm và chất lượng quản trị có mối quan hệ nhân quả. Chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị quyết định. Chất lượng quản trị là nội dung chủ yếu của quản lý chất lượng

- Phương châm chiến lược của ISO-9000 là làm đúng ngay từ đầu, lấy phòng ngừa làm phương châm chính. Do đó doanh nghiệp cần tập trung đầy đủ vào phân hệ thiết kế và hoạch định sản phẩm mới.

- Về chi phí, ISO-9000:2000 khuyên các doanh nghiệp tấn công vào các lãng phí nảy sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chi phí ẩn. Cần có các kế hoạch loại trừ và phòng ngừa các lãng phí bằng việc lập kế hoạch, thực hiện, xem xét và điều chỉnh trong suốt quá trình từ thực hiện vòng PDCA (vòng tròn Deming)

- ISO-9000:2000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống "mua bán tin cậy" trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan chất lượng có uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp. Và đó là giấy thông hành để vượt qua các rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi. Vì vậy khi nói về tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000:2000. Ta có thể trích dẫn câu nói của tiến sĩ W.Ewards Deming chuyên gia chất lượng nổi tiếng: "Bạn không buộc phải áp dụng ISO-9000:2000 nếu không cảm thấy sự thúc ép bởi sự sống còn".

Từ những đặc điểm của cách tiếp cận nói trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây:

2.2. Triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000

Từ những đặc điểm của cách tiếp cận trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây:

- Phương pháp tổng quát của bộ tiêu chuẩn ISO-9000: 2000 là thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

- Bộ tiêu chuẩn ISO-9000;2000 là các tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về sản phẩm. Tuy nhiên, những thuộc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm không thể đảm bảo thoả mãn

mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ bổ sung thêm vào các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

- Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 nêu ra những hướng dẫn để xây dựng một hệ thống chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng của từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm hay dịch vụ và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, mô hình này rất linh hoạt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong các lĩnh vực dịch vụ, hành chính và các tổ chức xã hội.

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9000:2000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt quá trình, suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế, sản xuất phân phối và tiêu dùng.

Cốt lõi của bộ ISO-9000:2000 là ba tiêu chuẩn: ISO-9001, ISO-9004, ISO- 90011 : tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty biểu thị năng lực của mình và làm căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài.

Cấu trúc các yếu tố của hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 bao gồm các yếu tố chính được trình bày theo sơ đồ sau:

Quản lý tác nghiệp

Kiểm soát thiết kế (4.4) Kiểm soát mua hàng (4.6) sản phẩm do khách hàng cung cấp (4.7)

Xem xét hợp đồng (4.3)

Kiểm soát quá trình (4.9)

Kiểm tra và thử nghiệm (4.10)kiểm soát thiết bị kiểm tra và thử nghiệm (4.11)Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm (4.12)

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 4.13

Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng (4.15)

Dịch vụ (4.19) Quản lý con người* Trách nhiệm lãnh đạo (4.1)* Đào tạo (4.18)

Quản lý hệ thống* Hệ thống chất lượng (4.2)* Kiểm soát tài liệu (4.5)* Hành động khắc phục và phòng ngừa (4.14)* Kiểm tra chất lượng nội bộ (4.17)Quản lý thông tin* Nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm (4.8)* Kiểm soát hồ sơ chất lượng (4.16)* Các kỹ thuật thống kê (4.20) Sơ đồ 1: Cấu trúc các yếu tố hệ thống bảo đảm chất lượng ISO- 9001

Nguồn: Chuyên đề: Mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam

Số liệu trên đã tóm tắt toàn bộ các yêu cầu của mô hình đảm bảo chất lượng trong một tổ chức. Các yêu cầu này tập trung vào 4 yếu tố chính: Quản lý quá trình, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thông tin và nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng khuyết tật trong toàn bộ quá trình. Để đạt được

yêu cầu trên, hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 đòi hỏi sự phối hợp một cách đồng bộ và phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp

- ISO-9004: Hệ thống chất lượng- huớng dãn cải tiến và hiệu quả - ISO-9001: Hệ thống chất lượng- cơ sở từ vựng

- ISO-9011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng môi trường

Sự khác nhau của ba tiêu chuẩn ISO-9001, ISO-9004, ISO-9011thể hiện phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn này trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, ba tiêu chuẩn này không phải là 3 tiêu chuẩn riêng biệt, mà chúng có sự liên hệ với nhau. Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO-9001 có thể là hoàn toàn hoặc yêu cầu từng phần trong tiêu chuẩn ISO-9004 và ISO-9011. Có thể khái quát mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu bằng hình vẽ sau.

Hình 4: Quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO-9001; ISO-9004 và ISO-9011.

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000 có thể chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn I:

1. hoạch định

Tổ chức muốn áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cần phải có sự câm kết của lãnh đạo theo đuổi lâu dài mục tiêu chất lượng của tổ chức. Trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại cũng như định hướng trong tương lai của tổ chức. Do đặc điểm của lĩnh vực sản xuất của công ty là sản xuất sản

ISO 9001:2000

Hệ thống quản lý chất lưọng cơ và từ vưng ISO 9001:2000 H th ng qu n lý ch t lệ ố ả ấ ưọng hướng d n c i ti n v hi u quẫ ả ế à ệ ả ISO 9001:2000 H th ng qu n lý ch t lệ ố ả ấ ưọng -các yêu c uầ ISO 9001:2000 Hướng d n ánh gia h th ngẫ đ ệ ố

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ NHỰA CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w