Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000:

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ NHỰA CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH (Trang 29 - 30)

II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO-9000:

1.Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000:

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 được soát xét lần 2 vào năm 1994 và lần 3 vào năm 2000 nhằm mục tiêu đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

ISO-9000 là sự kế thừa các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi, trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng như: tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ (MIL-Q-9058A), của khối NATO (AQAP). Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) đã ban hành tiêu chuẩn BS 5750 về đảm bảo chất lượng sử dụng trong dân sự. Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thành lập ban kỹ thuật TC176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 1987. Qúa trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 có thể được tóm tắt ở bảng dưới đây

Bảng 1: Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000

Năm Tiêu chuẩn

1955 - Quy định về đảm bảo chất lượng của NATO AC 1250 (accredited commette)

1969 - Bộ tiêu chuẩn của Anh MD 25

- Bộ tiêu chuẩn của Mỹ MIL, STD 9858A

- Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống bảo đảm chất lượng của các nhà thầu phụ thuộc các nước thành viên của NATO

(AQAP- Ailied Quality Assurance Procedure)

1972 - Hệ thống bảo đảm chất lượng của các công ty cung ứng thiết bị cho quốc phòng (Defstand- Vương quốc Anh) BS 4778, BS 4891 1979 Tiêu chuẩn BS 5750

1987 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000

1994 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được soát xét lại

2000 Phiên bản năm 2000 của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000

Nguồn: Chuyên đề mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các DNVN

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 :2000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như: chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình

cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét và đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu và đào tạo… ISO-9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi tại nhiều quốc gia, khu vực và được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ NHỰA CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH (Trang 29 - 30)