Uy tín, thương hiệu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰ CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 26 - 28)

Trong những năm qua, hoạt động thông tin tuyên truyền là phương tiện hữu hiệu, thực sự đã mang lại hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương nói riêng.

Việc cung cấp thông tin được Chi nhánh tiến hành cho cả ba đối tượng nhằm giải quyết nhu cầu thông tin trong mối quan hệ: thông tin nội bộ ngân hàng – giới truyền thông – khách hàng.

Trước tiên, thông tin trong nội bộ ngân hàng: Đó là việc phổ biến những

thông tin về sản phẩm,dịch vụ, định hướng phát triển đến toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Bởi hơn ai hết, cán bộ nhân viên là những người trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng – đây là kênh truyền tải thông điệp từ ngân hàng đến với khách hàng thông qua các mối quan hệ của nhân viên hoặc khi có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng rất hiệu quả. Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về những sản phẩm, dịch vụ cũng như nhiệm vụ phát triển của đơn vị mình sẽ làm cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Từ đó tạo động lực để mỗi cán bộ nhân viên phải là một đầu mối marketing để giới thiệu, cung cấp được nhiều thông tin tốt của Chi nhánh đến khách hàng.

Thứ hai, thông tin cho báo giới, cơ quan truyền thông: Ngày nay, với trên

630 đầu báo và tạp chí cùng với việc phát triển của công nghệ thông tin đối với báo điện tử thì áp lực về cập nhật thông tin, thông tin chính xác để phục vụ bạn đọc là rất lớn đối với báo giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – một lĩnh vực rất nhạy cảm – thì yêu cầu về thông tin càng đòi hỏi cao hơn. Chính vì vậy, Chi nhánh đã cố gắng để có thể cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho báo giới và cơ quan truyền thông để tránh việc có những thông tin không đúng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Chi nhánh

Thứ ba, cung cấp thông tin cho khách hàng: Mối quan hệ hữu cơ giữa

khách hàng - ngân hàng sẽ chi phối và quyết định phần lớn sự tồn tại của ngân hàng. Trong môi trường với rất nhiều thông điệp tiếp thị xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các bảng hiệu, tờ rơi, website v.v, thì việc lôi kéo sự quan tâm, chú ý của khách hàng là việc làm rất khó. Hơn nữa, bộ nhớ con người là có giới hạn, nó không thể nhớ tất cả các thông tin, đặc biệt những thông tin chung chung, giống nhau, trong khi đó nó thường tiếp nhận những thông tin mới, lạ, khác biệt. Do vậy, Chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn tới việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, quan tâm hơn đến phong cách giao dịch của mỗi cán bộ nhân viên trong Chi nhánh để có thể tạo được uy tín và ấn tượng với khách hàng, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của họ.

Chính nhờ sự nỗ lực không ngừng trong những năm qua, hiện nay Chi nhánh đã khẳng định được một vị thế nhất định trên thị trường.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động quảng bá thương hiệu cũng chỉ dừng lại ở những hình thức đơn giản, phổ thông; trong khi đó vấn đề này đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Do vậy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương nói riêng cần triển khai thực hiện công tác này tốt hơn trong thời gian tới để thương hiệu của mình có thể tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰ CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 26 - 28)