2.4.1. Môi trường kinh doanh, cơ cấu của ngân hàng và đối thủ cạnh tranh Về môi trường kinh doanh: Trong những năm gần đây môi trường kinh doanh đối với các dịch vụ ngân hàng đã từng bước được cải thiện, đặc biệt là môi trường luật pháp hướng tới sự tự do hoá trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, tiền tệ. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, và việc phát triển mạnh mẽ các loại hình tổ chức tài chính khác nhau bao gồm ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng với nhiều loại hình sở hữu khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sở hữu, trên cơ sở đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm tính minh bạch, công khai của hoạt động ngân hàng.
Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô mà Chi nhánh đang hoạt động tương đối ổn định và lành mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chắc chắn trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát thấp và môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho việc kinh doanh, đã tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện chức năng trung gian tài chính một cách ổn định. Nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô, Chi nhánh đã huy động được một lượng tín dụng ngày càng tăng từ các thành phần kinh tế quốc dân, tạo lợi nhuận và mở rộng mạng lưới hoạt động để phục vụ nhiều khách hàng hơn. Hiện nay, Chi nhánh đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường xét về mạng lưới hoạt động, hiểu biết khách hàng và sự tin cậy. Tuy nhiên, các thể chế và chính sách còn chưa đồng bộ, còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nhiều quy định còn chưa được thống nhất hoặc còn chưa được sửa đổi kịp thời để tạo ra sự đồng bộ trong khuôn khổ chính sách và thể chế.
Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh.
Về cơ cấu của Ngân hàng: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương còn cồng kềnh, chưa được phân bố hợp lý và còn mang tính chất hành chính.
Về đối thủ cạnh tranh: Ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mãnh liệt trong cả thị trường nội địa và quốc tế khi sự xuất hiện của các Ngân hàng thương mại cổ phần và các Ngân hàng nước ngoài ngày càng gia tăng.
2.4.2. Các điều kiện về cầu
Sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật, mức sống của người dân, và tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho các khách hàng sử dụng thêm những dịch vụ ngân hàng khác nhau phù hợp với nhu cầu sống và làm việc mới. Do vậy, nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao. Điều này được chứng minh thông qua việc phân tích những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số ( đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị dẫn đến số doanh nghiệp và cỏ nhõn cú nhu cầu dịch vụ ngõn hàng tăng lờn rừ rệt;
Thứ hai, số người Việt Nam sống, lao động và làm việc ở nước ngoài tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền (ngoại tệ) cũng như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao;
Thứ ba, thu nhập bình quân của người Việt nam dần được nâng lên, qua đó các dịch vụ về ngân hàng sẽ có những bước phát triển tương ứng;
Thứ tư, các hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt nam với nước ngoài ngày càng phát triển, cũng như số lượng các doanh nghiệp Việt nam tăng trong những năm tới sẽ làm gia tăng về các dịch vụ ngân hàng;
Thứ năm, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho những tiện ích của dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh hơn.
Như vậy, khi tất cả các hoạt động của nền kinh tế tăng lên, nhu cầu và cơ hội để Chi nhánh cho vay và huy động vốn cũng tăng lên.
Tuy nhiên, với một môi trường canh tranh mạnh mẽ như hiện nay, sự lựa chọn và yêu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ sẽ cao hơn.
Điều này đòi hỏi Chi nhánh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4.3. Các ngành phụ trợ và liên quan
Sự phát triển của ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải.. , trong đó ngành tin học điện tử viễn thông có liên quan trực tiếp và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trong những năm qua, công nghệ tin học, viễn thông đang từng bước phát triển mạnh và đem lại những lợi ích quan trọng cho ngành ngân hàng trong việc kết nối trong hệ thống và kết nối toàn cầu. Việc kết nối mạng hệ thống toàn cầu đã cho phép nhiều ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán về thẻ và thành lập những trung tâm thẻ, qua đó các giao dịch chi trả và thương mại được thực hiện.
Bên cạnh ngành tin học điện tử viễn thông, hệ thống giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng. Để phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, bên cạnh hệ thống các trường đại học quốc lập và dân lập thuộc các khối kinh tế và thuộc các khoa chuyên ngành ngân hàng, tài chính của các trường đại học, sự hiện diện của ngày càng nhiều trung tâm đào tạo tập trung vào đội ngũ cán bộ ngân hàng đã tạo điều kiện cho những đổi mới và cải tiến trong nội dung đào tạo phục vụ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.4.4. Các điều kiện về yếu tố đầu vào
Về nguồn lực tài chính: Quy mô và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh không ngừng mở rộng. Quy mô vốn tuy còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng để huy động vốn và cho vay, đa dạng hoá sản phẩm và hình thức huy động vốn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Chất lượng tín dụng ngày càng được
cải thiện nhờ áp dụng đồng loạt các giải pháp tăng cường năng lực tự kiểm soát chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng vốn của Chi nhánh đang được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư và phi tín dụng, đa dạng hoá cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, chất lượng tài sản có thấp, tốc độ tăng tài sản có tuy lớn nhưng khả năng sinh lời không được cải thiện tương ứng, do đó khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế.
Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng vốn của Chi nhánh
(Đơn vị: Triệu VND)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Các khoản đầu tư 99.824 106.481 399.572
Cho vay nền kinh 18.925.887 20.706.703 22.100.157
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh)
Về trình độ công nghệ, thông tin : Đến nay, hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng của Chi nhánh đã được xử lý bằng máy tính và hầu hết được xử lý trên mạng thay cho các máy tính đơn lẻ. Các quy trình nghiệp vụ huy động vốn, thanh toán, cho vay, kinh doanh ngoại hối... đã bắt đầu được chuẩn hoá.
Về chất lượng nguồn nhân lực và quản trị điều hành: nguồn nhân lực tuy đông nhưng chất lượng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Năng lực nhân sự có hạn có thể cản trở nghiêm trọng khả năng của ngân hàng trong việc xử lý khối lượng giao dịch ngày càng lớn và rủi ro ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc thiếu một cơ cấu quản trị và quy trình phục vụ khách hàng hiện đại cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Các khoản vay có thể phải qua nhiều giai đoạn, được xử lý bởi nhiều nhân viên ở nhiều bộ phận trong Chi nhánh. Điều này làm khách hàng phải chờ đợi thời gian dài, đi nhiều quầy để thực hiện một giao dịch. Nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh khi xã hội ngày càng hiện đại với những khách hàng là công ty hay cá nhân có đòi hỏi ngày càng cao hơn.
2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng