Ảnh hưởng của thiết bị bù đến tổn thất công suất và điện năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các phương pháp bù trên lưới truyền tải và phân phối (Trang 83)

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

3.5.3 Ảnh hưởng của thiết bị bù đến tổn thất công suất và điện năng.

Chương 3. Các phương pháp bù công suất phản kháng

Công suất phản kháng yêu cầu max là Qmax, công suất bù Qbu, đồ thị kéo dài của công suất yêu cầu là q(t), đồ thị kéo dài công suất phản kháng sau khi bù là:

Qb(t)=q(t)- Qb

Hình 3.23 b: qb1(t) ứng với Qb=Qmin

Hình 3.23 c: qb2(t) ứng với Qb=Qtb

Hình 3.23 d: qb3(t) ứng với Qb=Qmax

Tư các đồ thị kéo dài công suất phản kháng ta thấy: khi đặt bù đồ thị kéo dài công suất phản kháng mới có thể nằm trên, dưới cắt trục hoành tùy thuộc vào độ lớn công suất Qb. Công suất phản kháng dương có nghĩa là nó đi tư nguồn đến phụ tải còn âm nghĩa là đi ngược tư phụ tải về nguồn.

Trong trường hợp Qb=Qmin hình 3.23 b thì trong các chế độ trư chế độ min phụ tải phải nhận công suất tư nguồn, còn trong chế độ max chỉ giảm được một lượng công suất phản kháng

Trong trường hợp Qb=Qmaxhình 3.23 d thì trong các chế độ trư chế độ max, công suất bù thưa cho phụ tải và đi ngược lại về nguồn. Công suất phản kháng yêu cầu ở chế độ max triệt tiêu hoàn toàn.

Mục đích là làm giảm tổn thất công suất phản kháng và công suất tác dụng.

Về tổn thất điện năng hai trường hợp trên hoàn toàn giống nhau,chỉ khác là ngược dấu.

Trong trường hợp Qb=Qtb hình 3.23 c trong nửa thời gian còn lại công suất phản kháng đi tư nguồn đến phụ tải còn trong nửa thời gian còn lại công suất phản kháng của tụ đi ngược lại về nguồn.

Tóm lại: Qb=Qmax cho độ giảm tổn thất công suất tác dụng và độ giảm yêu cầu công suất phản kháng ở chế độ max lớn nhất.

Qb=Qtb cho độ giảm tổn thất điện năng là lớn nhất, kết luận này là tổng quát đúng nhất cho mọi cấu trúc lưới phân phối.

Chương 3 đã trình bày một cách khái quát về nguyên lý bù cũng như các phương pháp bù, các thiết bị bù thực tế.Với tình hình sử dụng năng lượng điện như hiện nay thì có lẽ các phương pháp trên giải quyết được một phần nhỏ.Vì vậy chúng ta cần giải quyết bài toán bù CSPK để đảm bảo cho các thiết bị nói trên hoạt động hiệu quả.

Kết luận

KẾT LUẬN

Sau thời gian đề tài “Nghiên cứu về các phương pháp bù trên lưới truyền tải và phân phối”, em đã hoàn thành đồ án.

Trong quá trình làm đồ án được sự hướng dẫn của thầy giáo K.S Bùi Văn Điệp em đã thực hiện được một số công việc cụ thể như sau:

Chương 1. Tổng quan về bù công suất trên lưới truyền tải và phân phối Chương 2. Xác định dung lượng và vị trí bù công suất phản kháng trên lưới phân phối

Chương 3. Các phương pháp bù công suất phản kháng

Tuy nhiên do kiến thức của em còn hạn chế nên trong đồ án không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô em xin chân thành cảm ơn!

Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn đến KS Bùi Văn Điệp người đã chỉ bảo hết sức tận tình cho em trong thời gian qua. Nếu không có sự chỉ bảo của thầy thì chắc chắn em không thể hoàn thành được đồ án.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hải Phòng, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về các phương pháp bù trên lưới truyền tải và phân phối (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w