Các bước thực hiện giải thuật

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thuật Toán và Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề GIẢI THUẬT DI TRUYỀN VÀ ỨNG DỤNG (Trang 28)

2.1 Khởi tạo

Khởi tạo quần thể ban đầu là bước đầu tiên trong giải thuật di truyền. Thông thường để khởi tạo quần thể trong bài toán tối ưu, ta tạo ra một cách ngẫu nhiên các lời giải có thể (thường là các lời giải thỏa mãn ràng buộc của bài toán nhưng chưa biết là đại lượng cần tối ưu đã là tối ưu hay chưa). Tuỳ vào từng bài toán cụ thể mà ta có các phương pháp khởi tạo khác nhau. Với bài toán này ta khởi tạo bằng phương pháp tham lam. Tại mỗi vị trí trong nhiễm sắc thể, ta chọn một bưu cục gần nhất với bưu cục hiện tại và chưa được ghé đến lấy thư để đưa vào vị trị tiếp theo trong nhiễm sắc thể . Chất lượng của quần thể ban đầu càng cao thì lời giải mà giải thuật di truyền đưa ra càng tốt.

2.2 Mã hóa

Trong giải thuật di truyền, mỗi nhiễm sắc thể biểu diễn một lời giải theo một cách nào đó mà chứa đủ các thông tin cần thiết về lời giải. Các nhiễm sắc thể tạo

nên một quần thể, là không gian lời giải của bài toán mà ta khảo sát.Mỗi nhiễm sắc thể biểu diễn một cách sắp xếp lộ trình đi qua các bưu cục của thành phố. Do đó, mỗi cách biểu diễn nhiễm sắc thể chính là một hoán vị của N số nguyên dương đầu tiên, việc thao tác trên các nhiễm sắc thể chính là hoán vị các số trong chuỗi đó làm thay đổi trình tự của nó. Áp dụng mã hóa hoán vị cho bài toán.

2.3 Chọn lọc

Cơ chế lựa chọn được áp dụng khi chọn các cá thể từ quần thể ban đầu để thực hiện việc lai ghép và đột biến, tạo ra quần thể con . Có nhiều cách để lựa chọn các cá thể từ một quần thể, ở bài toán này ta dùng phương pháp chọn lọc cạnh tranh(Tournament selection). Nghĩa là lấy một số NST trong quần thể, NST nào có độ thích nghi cao nhất được chọn. Lặp lại thao tác trên N lần.

2.4 Lai ghép

Sử dụng phép lai thứ tự(OX – Ordered Crossover) .

2.5 Đột biến:

Bằng cách hoán vị hai gen hoặc đảo ngược hoặc dịch chuyển các gen trên cùng nhiễm sắc thể.

2.6 Hàm mục tiêu

g(x) được tính là tổng chiều dài của hành trình. Như vậy, giá trị này càng bé càng tốt.

2.7 Hàm thích nghi:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Thuật Toán và Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề GIẢI THUẬT DI TRUYỀN VÀ ỨNG DỤNG (Trang 28)