Vì nhiều lý do khác nhau khách hàng có quyền huỷ bỏ hợp đồng.Tuy nhiên khách hàng cần cân nhắc trước khi ra quyết định vì huỷ bỏ hợp đồng sẽ gây thiệt hại trước hết cho chính bản thân họ.
Nếu khách hàng huỷ bỏ hợp đồng khi chưa có giá trị giải ước thì họ sẽ rất thiệt thòi vì toàn bộ số phí đã đóng sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoàn trả.
Nếu khách hàng huỷ hợp đồng khi đã có giá trị giải ước thì khách hàng sẽ nhận lại giá trị giải ước của hợp đồng. Giá trị giải ước hay còn gọi là giá trị hoàn lại là khoản tiền thanh toán trong hợp đồng khi hợp đồng BHNT bị hủy bỏ trước hạn. Qui định để hợp đồng BHNT có giá trị giải ước thường là hợp đồng phải có hiệu lực từ 2 năm trở lên và áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có yếu tố tiết kiệm. Còn đối với các sản phẩm chỉ mang yếu tố bảo vệ thì không áp dụng GTGU
Giá trị giải ước = Dự phòng phí - Phí giải ước.
Giá trị giải ước được dựa trên cơ sở dự phòng phí bảo hiểm cho từng người. Qui định về giá trị giải ước là để đảm bảo công bằng cũng như quyền lợi, nhu cầu của người tham gia bảo hiểm đồng thời cũng là biện pháp nhằm hạn chế hủy bỏ hợp đồng. Có nghĩa là khi bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng thì họ phải chịu những chi phí hoạt động của hợp đồng trong những năm đầu. Do vậy, giá trị giải ước luôn nhỏ hơn số tiền phí mà họ đã đóng trước đó cho DNBH.
Bảng 2: Bản miêu tả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng An Gia Phát Lộc (A27P/2007).
Ngày hợp đồng kỉ
niệm Phí bảo hiểm củaHĐ chính(phí năm)
Số tiền bảo hiểm gia tăng của HĐ
chính
Giá trị giải ước của
HĐ chính(GTGU) Tỷ lệ GTGU/Tổngphí đã nộp(%) 25/03/2008 5.550.200 20.000.000 - 1 5.550.200 21.000.000 0 2 5.550.200 22.000.000 4.452.000 26,73 3 5.550.200 23.000.000 8858.300 39,90 4 5.550.200 24.000.000 14.552.500 52,44 5 25.000.000 20.920.900 75,38 6 26.000.000 24.132.200 86,95 7 27.000.000 25.118.000 90,51 24/03/2016
( Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội)
Đây là hợp đồng của chị Phạm Thị Thoa 46 tuổi -người tham gia bảo hiểm cũng là người được bảo hiểm với Số tiền bảo hiểm gốc là 20.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm 8 năm. Đây là sản phẩm chỉ phải đóng phí 5 năm nhưng được bảo hiểm 8 năm. Nhưng nếu vì lí do nào đó mà chị Thoa hủy bỏ hợp đồng thì sẽ rất thiệt thòi. Theo dõi bản miêu tả quyền lợi và GTGU ở trên, ta có thể thấy tỷ lệ GTGU/ tổng phí bảo hiểm đã nộp tăng dần qua các năm. Do vậy, nếu chị Thoa hủy bỏ hợp đồng càng sớm thì càng bị thiệt, chẳng hạn chị Thoa hủy hợp đồng vào năm thứ 3 của hợp đồng thì chị chỉ nhận được GTGU là 8.858.300 đồng tức là bằng 39,90% tổng phí đã nộp, trong khi đó nếu duy trì
hợp đồng đến đáo hạn thì chị Thoa sẽ nhận được STBH gia tăng là 27.000.000 và cả phần lãi chia tích lũy.
Bên cạnh đó khi đã huỷ bỏ hợp đồng mà khách hàng muốn tham gia một HĐBH mới thì họ phải mất thêm các chi phí có liên quan như chi phí kiểm tra sức khoẻ, chi phí quản lý, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí khai thác mới…Ngoài ra, họ rất khó tham gia bảo hiểm với cùng điều kiện và mức phí như trước vì qua thời gian thì các yếu tố về rủi ro như: độ tuổi của khách hàng, tình trạng sức khoẻ của khách hàng…đã thay đổi. Điều này dẫn đến việc người tham gia bảo hiểm phải đóng phí cao hơn trước hoặc có khi bị từ chối bảo hiểm do không đủ điều kiện.
Và không chỉ có vậy, đối với những HĐBH nhân thọ có cam kết tham gia chia lãi thì khi huỷ bỏ hợp đồng, khách hàng tham gia bảo hiểm còn mất đi khoản lãi đáng ra được chia nếu họ tiếp tục duy trì hiệu lực của hợp đồng. Hơn nữa,theo thời gian giá trị giải ước( giá trị hoàn lại) của hợp đồng sẽ tăng lên và hợp đồng cũng sẽ được chia lãi nhiều hơn, và do đó khách hàng sẽ càng bị thiệt khi huỷ bỏ HĐBH sớm.