II. CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO 1 BÀI TẬP TỰ LUẬN
c. Số lượng NST đơn cần cung cấp:
[(23 – 1) x 24] + [(23 – 1) x 24 x 7] +[ (22 – 1) 24 x 2] = 1488 NST.
Bài 4: Ở cà độc dược bộ NST lưỡng bội 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST.
a. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các dạng này. Trong các dạng đột biến này, dạng nào thường hiếm gặp nhất?
b. Có thể có bao nhiêu dạng thể ba ở loài này?
Bài giải :
- Tên các dạng đột biến lệch bội : Cơ thể có 23 NST = 2n – 1 (thể một). Cơ thể có 25 NST = 2n + 1 (thể ba).
Cơ thể có 22 NST = 2n – 2 (thể không), hoặc 22 NST = 2n – 1 – 1 (thể một kép). - Dạng thể không là hiếm gặp nhất, vì:
+ Đột biến xuất hiện đồng thời ở cả bố và mẹ. + Mất hẳn 1 cặp NST → mất gen, mất tính trạng. b. 2n = 24 → n = 12, vậy có 12 dạng thể ba ở loài này.
Bài 5: Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 9690 NST đơn mới. Các tế bào con nguyên phân lần cuối đều tạo tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
a. Xác định bộ NST 2n của loài và số lần nguyên phân
b. Nếu tế bào sinh tinh của loài khi phát sinh giao tử không xảy ra đột biến, mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Có trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm trên 2 cặp NST, trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời trên 3 cặp NST và trao đổi chéo tại 2 điểm xảy ra trên 1 cặp NST thì tối đa xuất hiện bao nhiêu loại giao tử?
Bải giải
a. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Theo bài ra ta có: 2n.(2x -1) = 9690. Trong số các tinh trùng tạo ra có 512 tinh trùng mang Y. Mà số giao tử loại X = giao tử loại Y = 512. Vậy tổng số giao tử được hình thành là 512.2 = 1024. Số tế bào tham gia hình thành giao tử là 1024/4 = 256
Vậy số lần nguyên phân của tế bào là 2x = 256 = 28. Vậy tế bào đã nguyên phân 8 lần Suy ra ta có 2n = 9690/9256 -1) = 38. Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 38.
Có 3 cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc nên số giao tử tạo ra ở 3 cặp này là (6)3 giao tử
Có 1 cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm cùng lúc nên số giao tử tạo ra ở 1 cặp này là (8)1 giao tử. Còn lại 19 cặp NST phân ly độc lập nên tạo ra 213 giao tử.
Vậy số giao tử tối đa tạo ra là: (4)2. (6)3. (8)1. 213 = 27. 223 giao tử
Bài 6: Một tế bào sinh dưỡng có bộ NSt lưỡng bội 2n= 20, trải qua 11 lần nguyên phân . Sau một số lần phân bào đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội, sau đó các tế bào con tiếp tục nguyên phân bình thường. cuối quá trình đã tạo 2016 tế bào con.
a. Lần phân bào xảy ra đột biến là lần thứ mấy?
b. Số lượng tế bào lưỡng bội và tế bào tứ bội được sinh ra vào cuối quá trình là bao nhiêu?
Bài giải
a. Lần phân bào xảy ra đột biến
Gọi x là số lần phân bào, tại đó có 1 tế bào bị đột biến tứ bội ( x là số nguyên dương). Theo đề ra ta có: (2x – 1). 211 –x = 2016 = 63 . 25. Suy ra 2x – 1 = 63. Suy ra x = 6
b. số tế bào lưỡng bội và số tế bào tứ bội
Số tế bào tứ bội : 25 = 32 tế bào . Vậy số tế bào lưỡng bội là 2016 – 64 = 1984 tế bào
Bài 7: Một hợp tử trải qua 7 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có 1 tế bào bị đột biến tứ bội, các tế bào con đều nguyên phân bình thường. Sau đó lại có một tế bào lưỡng bội khác bị đột biến tứ bội. Tất cả các tế bào con đều phân bào bình thường, đến lần phân bào cuối cùng đã có 116 tế bào con sinh ra.
b. Tính số tế bào lưỡng bội và số tế bào tứ bội
Bài giải
a. Lần nguyên phân xảy ra đột biến
Gọi x là lần nguyên phân xảy ra tế bào thứ nhất bị đột biến và y là lần nguyên phân xảy ra tế bào thứ nhất bị đột biến ( x, y là nguyên dương và x <y).
Theo bài ra ta có: [(2x – 1). 2y – x – 1)]. 27 – y = 116 = 29 .22. Vì 27 – y là số của lũy thừa 2 nên 27 – y = 22. Suy ra 7 – y = 2. Suy ra y = 5
(2x – 1). 25 – x – 1 = 29. Suy ra (2x – 1). 25 – x = 30 = 15 . 21. Suy ra 2x – 1= 15. Suy ra 2x = 16 = 24. Vậy x = 4. Vậy đột biến lần 1 xảy ra ở lần nguyên phân thứ 4. và đột biến lần 2 xảy ra ở lần nguyên phân thứ 5
b. Số tế bào tứ bội là : 27 – 116 = 12 tế bào. Số tế bào lưỡng bội là:116 – 12 = 104 tế bào
II.1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể bốn. B. Thể ba. C. Thể không. D. Thể một.
Giải
Gọi 2n là bộ NST của loài. Theo bài ra ta có 23 . 4n = 336. Suy ra 2n = 21. Đáp án là D
Câu 2 : Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể
số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường.Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5% B. 0,25% C. 1% D. 2%.
Giải
Thực chất một tế bào nếu xảy ra không phân li cặp NST số 1 trong giảm phân 1 nhưng phân li trong giảm phân 2 sẽ cho ra 1 loại giao tử 5 nhiễm sắc thể và một loại giao tử 7 nhiễm sắc thể. Do đó 20 tế bào sẽ tạo ra 20 giao tử 5 nhiễm sắc thể.
2000 tế bào thực chất sẽ tạo ra 4000 giao tử. 20
4000= 0,5%. Chọn đáp án A
Câu 3 : Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24 B. 9 C. 18 D. 17.
Giải
Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội => bộ NST lưỡng bội bình thường là 2n = 16. Vì ở thể ba nên tăng thêm 1 chiếc nên có 17. Chọn đáp án D
Câu 4 :Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đă tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AaaBb và AAAbb. B. AAaBb và AaaBb. C. Aaabb và AaaBB. D. AAaBb và AAAbb.
Giải
Theo bài ra ta có: Do xảy ra đột biến và tạo ra cây lai là thể ba ở cặp sắc thể số 2. Vậy cặp 2 có thể tạo ra các giao tử sau: A, O, Aa, a, AA, aa. Cặp số 6 giảm phân bình thường nên sẽ cho 2 loại giao tử B và b. Các kiểu gen của thể 3 chỉ có thể là AAaBb, AaaBb. vậy đáp án là B
Câu 5 : Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá tŕnh giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF1 có một cặp NST đă xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra?