3.1.2.2. Vị trí, nhiệm vụ của công trình
Dự án thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh Kon Tum từ trước đến nay, được Chính phủ phê duyệt thuộc cấp II, nhóm A, có nhiệm vụ khai thác thủy năng sông Đăk SNghé (thuộc hệ thống sông Sê San) cung cấp điện năng cho lưới quốc gia; đồng thời bổ sung nguồn nước phục vụ dân sinh, nông nghiệp và công nghiệp vùng hạ lưu.
Thủy điện Thượng Kon Tum nằm trên sông Đắk Snghé - một nhánh của sông Đắk Bla (nhánh cấp 1 của sông Sê San). Cụm công trình đầu mối và hồ chứa thuộc địa bàn 2 xã Đắk Kôi (huyện Kon Rẫy) và xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông) tỉnh Kon Tum [1].
3.1.2.3. Quy mô công trình
Thủy điện Thượng Kon Tum được lắp 2 tổ máy có tổng công suất 220 MW, công suất đảm bảo 90,8 MW, điện lượng trung bình đạt 1,1 tỷ KWh/năm có tổng vốn đầu tư 5.744 tỷ đồng. Thủy điện Thượng Kon Tum có nhiệm vụ chính là khai thác thủy năng sông Đắk Snghé để cung cấp điện năng lên lưới 220 KV của hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, công trình còn bổ sung nguồn nước ổn định cho sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi) phục vụ nhu cầu dân sinh, nông nghiệp và công nghiệp ở vùng hạ du.
68
Theo thiết kế, thủy điện Thượng Kon Tum gồm tuyến áp lực với đập dâng chính. Đậpđất có cao trình đỉnh là 1.164 mét, chiều dài theo đỉnh là 279 mét. Tuyến đập tràn được bố trí bên vai phải của đập dâng có cửa van, kết cấu bê tông cốt thép đặt trên nền đá IIA vững chắc. Đường hầm dẫn nước có tổng chiều dài hơn 18 Km chia làm 4 đọan chính. Đường hầm áp lực gồm 3 đoạn chính đặt sau tháp điều áp dài gần 2 km [1].
Các thông số chính kết cấu mặt cắt đập như bảng 3.1. sau:
Bảng 3.1 : Các thông số kết cấu chính mặt cắt đập
TT Thông số chính Đơn vị Lăng trụ đống
đá thượng lưu Thân đập
Lăng trụ đống đá hạ lưu 1 Cao trình đỉnh m 1133 1163 1119 2 Chiều cao lớn nhất m 47.53 76.64 33.72 3 Chiều rộng đỉnh m 10 10 5 4 Độ dốc máI TL 1 :1.8 1:3; 1: 2.75 1:1.5 5 Độ dốc máI HL 1:1.6 1:2.5;1:2.5;1:2.5 1:2
69
70
71
3.1.2.4. Chất lượng và nguồn vật liệu cho đất đắp
Nguồn vật liệu đất đắp thân đập bao gồm đất khai thác từ hố móng đập tràn, hố móng cửa vào hầm dẫn dòng, đất khai thác từ mỏ đất số 2 ở phía thượng lưu thuộc bờ phải, và mỏ đất ở thượng lưu bờ phải tìm kiếm trong quá trình thi công [1]. Cụ thể như sau:
- Đất khai thác từ hố móng đập tràn có trữ lượng khai thác là 792760 m3. Thành phần hạt nằm trong giới hạn biểu đồ cho phép sử dụng đất đắp trên cạn và dưới nước. Điều kiện khai thác và vận chuyển bằng cơ giới đến công trường thuận lợi.
- Đất khai thác từ hố móng cửa vào hầm dẫn dòng có trữ lượng khai thác là 461200 m3. Thành phần hạt nằm trong giới hạn biểu đồ cho phép sử dụng đất đắp trên cạn và dưới nước.
- Đất khai thác từ mỏ đất số 1 bờ phải có trữ lượng khai thác là 253421 m3. Thành phần hạt nằm trong giới hạn biểu đồ cho phép sử dụng đất đắp trên cạn và dưới nước. Điều kiện khai thác và vận chuyển bằng cơ giới đến công trường thuận lợi.
- Đất tìm kiếm trong quá trình thi công ( mỏ đất số 2) ở phía thượng lưu, bên bờ phải, cách tuyến đập 800m. Trữ lượng khoảng 286 500 m3. Thành phần hạt nằm trong giới hạn biểu đồ cho phép sử dụng đất đắp trên cạn và dưới nước. Điều kiện khai thác và vận chuyển bằng cơ giới đến công trường thuận lợi.
72
Bảng 3.2 : Bảng trữ lượng các mỏ vật liệu
TT Tên mỏ vật liệu Trữ lượng(m3)
1 Mỏ vật liệu hố móng tràn 792760
2 Mỏ vật liệu hố móng cửa vào hầm dẫn dòng 461200
3 Mỏ vật liệu số 1 253421
4 Mỏ vật liệu số 2 286500
Tổng cộng trữ lượng 539921
Với những mỏ vật liệu trên, qua kết quả các thí nghiệm cho thấy phù hợp với yêu cầu sử dụng để đắp thân đập. Kết quả cụ thể sẽ được trình bảy ở mục 3.3
73