Khâu quan trọng của công nghệ xây dựng đập đất là tìm biện pháp đắp và đầm nén cho thân đập đúng hình dạng, kích thước, đúng loại đất và đạt dung trọng khô theo thiết kế [9].
Muốn đầm nén đất ở khối đập đạt được dung trọng khô γc
K (hoặc hệ số đầm nén K) theo quy định của thiết kế thì cần phải lựa chọn máy đầm thích hợp, trên cơ sở đó tiến hành thí nghiệm đầm nén ở hiện trường để xác định các thông số cần thiết cho thi công là :
+ Độẩm yêu cầu (độ ẩm thích hợp) của đất khi đầm nén (Wđn%) + Chiều dày lớp dải trước khi đầm h(cm)
57
Quan sát và thực nghiệm trên nhiều công trường đắp đập cho thấy rằng, với thiết bị đầm nén đang sử dụng hiện nay, nếu đơn vị thi công đảm bảo đất có độ ẩm yêu cầu khi đầm nén (W= Wđn), rải đất thành lớp theo đúng chiều dày (h) quy định và thực hiện số lần đầm do thí nghiệm đầm tại hiện trường đề ra thì có thể đầm nén đất đạt hệ số K≥0,95.
Các số liệu cho thấy rằng : Để đạt được hệ số đầm nén K = 0,95 ÷ 0,96 với máy đầm có trọng lượng là 20÷29 tấn, với chiều dày lớp dải trước khi đầm h = 30÷35cm, cần có số lượt đầm n ≥ 10÷14 lần đối với đất Bazan và n ≥ 16 lần đối với đất pha tàn tích có nguồn gốc đá cát bột kết, đá Granit. Đối với đất tàn tích, pha tàn tích có nguồn gốc đá Bazan đòi hỏi có độ ẩm khi đầm nén lớn hơn nhiều so với đất có nguồn gốc từ đá cát bột kết, Granit. Ngược lại, cùng chiều dày lớp đất dải (h), cùng tải trọng máy đầm, cùng hệ số đầm nén K, đối với đất có nguồn gốc cát bột kết và Granit cần có số lần đầm lớn hơn so với đất Bazan.