Tất cả nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn hỗn hợp , đều phải đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ nguyên liệu, các nguyên liệu này được nghiền riêng từng máy tùy theo loại và sau khi nghiền xong nguyên liệu sẽ được đưa vào 8 xilô, mỗi xilô chứa từng loại nguyên liệu khác nhau. Nơi nghiền nguyên liệu phải có vách ngăn để tránh bụi và gây hao hụt, độ mịn của nguyên liệu có thể thay đổi bằng cách thay đổi các tấm lưới nghiền để đạt độ mịn cần thiết và phù hợp với từng loại thức ăn chế biến theo nhu cầu của công thức cần phối trộn.
Cân nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi nghiền thô được định lượng bằng cân hoặc các máy đong. Nhằm mục đích định lượng chính xác theo đơn đặt hàng.
2.3.3. Trộn
• Mục đích: trộn các thành phần nguyên liệu lại với nhau để thức ăn có thành phần đồng nhất. Độ đồng nhất của thức ăn hỗn hợp đảm bảo cho giá trị dinh dưỡng phân bố đồng đều trong mọi phần của thức ăn. Các cấu tử trong thức ăn mà không phân bố đồng đều thì chẳng những chất lượng của thức ăn bị giảm mà đôi khi còn hại gia cầm do ở một phần nào đó tập trung quá nhiều một cấu tử nào đó ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý của gia cầm khi hấp thụ quá mức. nhất là khi làm giàu thức ăn bằng các chất bổ sung vi lượng thì lại càng phải trộn thật đều.
• Hiệu suất của quá trình trộn phụ thuộc vào các yếu tố sau: − Tính chất lý hóa của cấu tử thành phần
− Độ ẩm của các cấu tử
− Tương quan về trọng lượng riêng giữa các cấu tử
− Mức độ nghiền.
• Yêu cầu quá trình trộn:
− Khi trộn phải đảm bảo độ ẩm của sản phẩm không quá 14,5%. − Chênh lệch về trọng lượng riêng giữa các cấu tử không quá lớn. − Kích thước giữa các cấu tử không cách xa nhau quá.
− Trước khi trộn, các cấu tử phải được định lượng chính xác theo đơn sản xuất đã quy định.
• Tiến hành trộn:
Sau khi nghiền xong nguyên liệu được đưa vào 8 xilô mỗi xilô chứa một nguyên liệu khác nhau. Ở đây nguyên liệu sẽ được cân định lượng và được các gàu tải đưa vào máy trộn. Nếu khối lượng thức ăn ít thì ta sẽ không trộn trực tiếp mà phải trộn riêng, với khối lượng nhiều thì nguyên liệu sẽ được trộn sơ bộ trước khi đưa vào máy trộn chính, gồm các nguyên liệu như: ( cám, khoai mì, bột cá…) tùy theo từng loại gia cầm mà ta có các loại nguyên liệu khác nhau. Sau khi máy trộn đều được ½ thời gian trộn thì sẽ được bổ sung thêm premix, khoáng….để hoàn thành công thức cho một tấn trộn. Máy trộn đều được trộn với hai vít tải chạy song song và ngược chiều nhau.
2.3.4. Ép viên
Nguyên liệu sau khi được trộn đều sẽ được các gàu tải vận chuyển đến thiết bị ép viên, lúc này nguyên liệu sẽ được phối trộn với hơi nước, hơi này được cung cấp từ lò hơi với tác dụng
Tạo cho nguyên liệu kết dính lại với nhau. Sau đó nguyên liệu đã được kết dính này được đưa vào khuôn ép để ép viên. Khuôn ép này được đặt trên bánh trớn khi bánh trớn quay sẽ làm quay khuôn ép. Ngoài ra trong khuôn ép này còn có 2 rulô riêng biệt quay tròn để tạo viên.
Tùy theo loại và tuổi con vật mà kích thước viên thức ăn yêu cầu khác nhau: Thức ăn có φ 1 -3 mm dùng cho gà vịt, ngan, ngỗng còn nhỏ
Thức ăn có φ 5 mm dùng cho gia cầm trưởng thành
Thông thường tỉ lệ giữa chiều dài viên thức ăn và đường kính không quá 1,5 đối với gia cầm.
2.3.5. Làm nguội
Sau khi ép xong sản phẩm được đưa vào bộ phận làm nguội để làm nguội. vì sản phẩm viên sau khi được ép có độ nóng vào khoảng 90 – 950C , ở nhiệt độ này sẽ không bảo quản được sản phẩm viên, vì vậy ta phải làm nguội sản phẩm xuống nhiệt độ môi trường 29 – 300C. vì ở nhiệt độ này nguyên liệu sẽ được bảo quản lâu hơn.
2.3.6. Sàng và phân loại thành phẩm
Sản phẩm viên sau khi được làm nguội sẽ được chuyển tới thiết bị sàng để phân loại viên và bột, viên đã được phân loại sẽ được đưa tới xilô chứa viên để ra bao thành phẩm còn bột được trở về thiết bị ép nhằm tái chế theo một quy trình nhất định.
Chất lượng của viên thức ăn phải đảm bảo các chỉ tiêu sau
− Màu sắc, mùi vị phải tương ứng với các cấu tử đã trộn, không được có mùi mốc và mùi thối rữa.
− Độ ẩm không được quá 14,5%.
− Hàm lượng cát phải dưới 0,5% nếu là gia cầm nhỏ và dưới 0,7% nếu là gia cầm trưởng thành.
− Tạp chất kim loại ( kích thước lớn nhất là 2mm ) không vượt quá 25g/tấn thức ăn dùng để nuôi gia cầm nhỏ và không quá 50 g/tấn thức ăn để nuôi gia cầm trưởng thành.
Về mặt giá trị dinh dưỡng viên thức ăn phải thõa mãn các yâu cầu sau
− Hàm lượng protit dễ tiêu trong 100g thức ăn viên phải trên 12g nếu là thức ăn của gia cầm non, trên 3g nếu là thức ăn của gia cầm trưởng thành.
− Tổng số chất dinh dưỡng dễ tiêu trong 100g thức ăn viên phải trên 12g nếu là thức ăn của gia cầm non, trên 3g nếu là thức ăn của gia cầm trưởng thành.
− Độ axit không quá 10 độ.
− Hàm lượng xenlluloza tươi không quá 7% nếu là thức ăn cho gia cầm non, dưới 10% nếu thức ăn để nuôi gia cầm trưởng thành, còn nếu để vỗ béo gia cầm thì hàm lượng xenlluloza không quá 5,5%.
− Viên thức ăn loại kích thước φ 1 -2 mm không được lẫn quá 10% các phân tử lọt sàng φ 1mm. còn đối với tất cả các loại viên khác thì lượng lọt sàng không quá 5%.
− Hệ số vụn nát ( độ cứng ) của viên thức ăn không được quá 5%. Độ nở tơi của viên thức ăn cho gia cầm phải trên 3 phút.
− Thức ăn dạng viên được đóng bao và bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ. có thể xếp bao ở độ cao khoảng 10 – 12 bao.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ THIẾT BỊ, MÁY MÓC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA CẦM