CHƯƠNG XII THUẾ VAØ HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu bài tập có lời giải môn tài chính công (Trang 39)

THUẾ VAØ HIỆU QUẢ

CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. Những loại thuế nào sau đây có thể tạo gánh nặng tăng thêm lớn: a. Thuế trên đất đai.

b. Thuế 24% trên việc sử dụng điện thoại di động. c. Trợ cấp cho đầu tư vào các công ty công nghệ cao. d. Thuế lợi tức kinh tế.

e. Thuế 10% trên tất cả các phần mềm máy tính. f. Thuế 10% chỉ trên phần mềm Excel.

2. Chính quyền Alaska gần đây thông qua việc tăng thuế thuốc lá từ 25 xen một gói lên 1 đô la một gói. Thuốc lá cũng là đối tượng của đóng thuế liên bang 24 xen trên mỗi gói. Giả sử nếu không có thuế, giá của mỗi bao thuốc lá là 1.50 đô la.

a. Theo các yếu tố nào thì việc tăng thuế liên bang làm tăng gánh nặng tăng thêm lên những người hút thuốc lá ở Alaska?.

b. Bạn phân tích các thay đổi như thế nào nếu biết rằng hút thuốc gián tiếp làm hại đến sức khoẻ người khác (không cần đưa ra câu trả lời bằng số liệu, nhưng bằng đồ thị).

3.”Trong công thức gánh nặng tăng thêm trong biểu thức 12.3, thuế suất là bé hơn một. Khi thuế bình phương lên, kết quả sẽ nhỏ hơn. Do vậy, khi ta có t2

thay vì có t sẽ làm cho thuế kém quan trọng hơn” bình luận câu nói trên.

4. Nhiều quốc gia phụ thuộc tương đối nặng vào các loại thuế làm sai lệch cung cách hoạt động kinh tế, một số quốc gia khác thì không. Một nghiên cứu kinh tế lượng gần đây phát hiện rằng các quốc gia sau này có xu hướng phát triển nhanh hơn các quốc gia đầu tiên (Kneller, Bleaney, Norman, 1999). Dùng đồ thị 12.9 giải thích hiện tượng trên.

5. Mexico gần đây đã bắt đầu loại bỏ một loạt nhiều dạng trợ cấp khác nhau trên sữa và bánh làm từ ngô, và thay vào đó là chương trình chi trả tiền mặt cho những phụ nữ có con nhỏ khó khăn ở miền núi. Dùng những ý tưởng được thảo luận trong chương và đồ thị 12.6 để đánh giá chương trình này.

TRẢ LỜI

Câu 1: Từ công thức gánh nặng tăng thêm bằng ½ Pb q1 t2

b cho thấy gánh nặng tăng thêm phụ thuộc vào độ co giãn, giá và thuế. Đối với trường (a) nếu thuế trên đất là cố định hàng năm giống như thuế tổng không tạo ra gánh nặng tăng thêm. Tuy nhiên khi đất tham gia thị trường bất động sản có doanh thu cao, độ co giãn tương đối và thuế cao sẽ tạo ra gánh nặng tăng thêm cao. Các trường hợp (b) là có độ co giãn lớn, doanh thu cao sẽ có gánh nặng tăng thêm lớn, kế đến là (e). Trợ cấp cho khu công nghệ cao giống như thuế tổng không tạo ra gánh nặng tăng thêm. Phần mềm Excel có doanh thu nhỏ, độ co giãn không lớn lắm, thuế suất thấp có gánh nặng tăng thêm không lớn.

Câu 2: (a) giá thuốc lá là 1,5 đô la, thuế tăng từ 25 xen lên 1,24 đô la, tăng gấp 5 lần, thuế suất t nhỏ hơn 1, nhưng khi tăng tiến gần về 1 nên t bình phương càng tăng. Mặt khác giá tăng từ 1,5 đô lên 2,74 đô. Như vậy thuế và giá đều tăng làm cho gánh nặng tăng thêm tăng.

(b) Xem đồ thị ở chương 5 (5.1), theo đó hút thuốc tạo ra thiệt hại đến sức khỏe người xung quanh, đó là đường thiệt hại biên tế MD, đánh thuế ở đây chính là diện tích hình chữ nhật của thuế Pigou.

Câu 3: “Trong công thức ½ Pb q1 t2

b , thuế suất bé hơn 1. Khi thuế bình phương lên, kết quả sẽ nhỏ hơn. Do vậy, khi ta có t2 thay vì có t sẽ làm cho thuế kém quan trọng hơn” . Đây là công thức gánh nặng tăng thêm của thuế, gánh nặng tăng thêm phụ thuộc vào doanh số bán hàng trước thuế, trước khi có thuế doanh số cao do mua nhiều, và nếu độ co giãn cao thì dù t nhỏ hơn 1 gánh nặng tăng thêm sẽ lớn. Ngược lại, khi hàng hóa có độ co giãn ít, khi gánh nặng tăng thêm giảm có nghĩa là thuế sẽ có hiệu quả hơn. Như vậy thuế đóng vai trò quan trọng chứ không phải kém quan trọng theo công thức trên.

Câu 4: Nhiều quốc gia phụ thuộc tương đối nặng vào các loại thuế làm sai lệch cung cách hoạt động kinh tế, một số quốc gia khác thì không. Một nghiên cứu kinh tế lượng gần đây phát hiện rằng các quốc gia sau này có xu hướng phát triển nhanh hơn các quốc gia đầu tiên (Kneller, Bleaney, Norman, 1999). Đồ thị 12.9 dưới đây giả sử rằng thuế t áp lên thu nhập từ các công việc thị trường, nhưng lợi tức đối với công việc tại nhà lại không bị đánh thuế. Vơí bất kỳ số lượng lao động được huy động vào trong thị trường, thuế tạo ra khoảng đệm giữa VMP và mức lương liên quan. Ví dụ, nếu giá trị của sản phẩm biên tế

là 10 đô la và thuế suất là 25% thì mức lương chỉ là 7,50 đô la. Tổng quát hơn, việc áp một loại thuế lên mức lương thị trường với thuế suất t sẽ làm giảm mức lương thị trường từ VMPmkt thành (1-t)VMPmkt. Điều này được thể hiện trên đồ thị bằng cách dịch chuyển mỗi điểm trên VMPmkt xuống t phần trăm như trong hình 12.9. Rõ ràng, phân bố ban đầu không còn là cân bằng nữa bởi vì tại điểm

H*, lợi tức khi làm việc trong khu vực hộ gia đình vượt quá suất sinh lợi thị trường. Nghĩa là, tại điểm H*, VMPhome lớn hơn (1-t)VMPmkt. Do vậy, người ta sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn và làm việc ngoài thị trường ít hơn làm dịch chuyển cân bằng kinh tế sang bên phải từ điểm H*. Cân bằng đạt đến khi giá trị sau thuế của sản phẩm biên tế trong khu vực thị trường bằng giá trị sản phẩm biên tế trong khu vực hộ gia đình. Trong hình 12.9, điều này xảy ra khi người ta làm việc OHt giờ tại nhà và O’Ht trên thị trường.

Tại điểm cân bằng mới sau thuế, VMPs trong cả hai khu vực kinh tế đều bằng (1-t)w2. Dù vậy, VMP trước thuế trong khu vực thị trường, w2 là lớn hơn VMP

trong khu vực hộ gia đình, (1-t)w2. Điều này có nghĩa là nếu có nhiều hơn lao động cung cấp cho khu vực thị trường thì khoản tăng thu nhập (w2) có thể vượt quá khoản hao hụt thu nhập trong khu vực hộ gia đình, (1-t)w2. Nhưng ta không có động lực khuyến khích cho việc phân bố lại này xảy ra bởi vì các cá nhân rất nhạy cảm với các khoản lợi tức họ nhận được sau thuế, mà chúng đã bằng nhau. Vì vậy, thuế chỉ tạo ra tác động trong trường hợp có”quá nhiều” công việc ở nhà và”không đủ” công việc trong thị trường. Tóm lại, thuế có thể dẫn đến sự phân bố không hiệu quả các nguồn lực về phương diện là nó làm méo mó các động lực huy động các yếu tố đầu vào tại những nơi sử dụng hiệu quả nhất. Kết quả làm giảm thu nhập thực tế là gánh nặng tăng thêm của thuế. Phù hợp với nhận định trên.

Câu 5: Mexico gần đây đã bắt đầu loại bỏ một loạt nhiều dạng trợ cấp khác nhau trên sữa và bánh làm từ ngô, và thay vào đó là chương trình chi trả tiền mặt cho những phụ nữ có con nhỏ khó khăn ở miền núi. Dùng những ý tưởng được thảo luận trong chương và đồ thị 12.6 để đánh giá chương trình này.

Giả sử lượng cầu đối với hàng hóa sữa là đường thẳng Dh trong hình 12.6. Lượng cung là đường nằm ngang tại điểm giá Ph - nó đo chi phí xã hội biên tế của việc cung sản xuất sữa. Ban đầu, số lượng cân bằng là h1. Bây giờ ta giả sử chính phủ trợ cấp s phần trăm cho giá sữa. Giá mới của sữa là (1 –s) Ph và đường cung tương ứng là S’

h, Trợ cấp làm tăng lượng sữa được tiêu dùng lên h2.

VMPhome

(1-t)w2

Số giờ lao động trong thị trường mỗi năm

e H* w2 Ht Gánh nặng tăng thêm $

Hình 12.9: Gánh nặng tăng thêm của việc đánh thuế phân biệt đối với các yếu tố đầu vào

VMPmkt a (1-t)VMPmkt b c d

Số giờ lao động tại hộ gia đình mỗi năm

O’ O

Tr ướ c khi có trợ cấ p, thặ ng dư củ a ng ười tiê u

dùng là diện tích của mno. Sau trợ cấp, thặng dư của người tiêu dùng là mqu. Lợi ích cho người sử tiêu dùng sữa là khoảng tăng thặng dư chính là diện tích

nouq. Nhưng lợi ích này có được với chi phí bao nhiêu? Chi phí của chương trình trợ cấp là số lượng sữa được tiêu dùng, qu, nhân với trợ cấp trên mỗi đơn vị, nq, hay là diện tích hình chữ nhật nvuq. Chi phí của trợ cấp thực tế đã vượt quá lợi ích – đó là gánh nặng tăng thêm bằng với khoảng chênh lệch giữa diện tích nvuq nouq là diện tích của ovu. Vì vậy, thay vì trợ cấp cho giá sữa nên trợ cấp bằng tiền để người nghèo tự lựa chọn lọai thực phẩm sữa.

CHƯƠNG 13

Một phần của tài liệu bài tập có lời giải môn tài chính công (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)