ĐÁNH THUẾ HIỆU QUẢ VAØ CÔNG BẰNG

Một phần của tài liệu bài tập có lời giải môn tài chính công (Trang 43)

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. “Nếu lượng cầu đền bù cho một loại hàng hoá đơn là hoàn toàn co dãn, thì thuế suất thuế tỷ lệ được mong muốn về phía xã hội trên loại hàng hoá này là cao hơn trên các loại hàng hoá khác”. Bình luận.

2. Trong năm 2000. chính phủ liên bang Hoa Kỳ áp loại thuế 5% lên phần giá xe ô tô vượt quá 38.000 đô la. (Ví dụ, nghĩa vụ thuế trên chiếc xe 50.000 đô la sẽ là 0,05 (50.000 – 38.000) = 600 đô la). Hãy bàn về tính

n

Dh (1-s)Ph

Lượng sữa mỗi năm

u r h1 m P h S’h h2 Gánh nặng tăng thêm Giá trên mỗi đơn sữa

Hình 12.6: Gánh nặng tăng thêm của khoản trợ cấp nhà

q

o

Sh v

hiệu quả, công bằng và khả năng quản lý hành chính của loại thuế trên xe ô tô hạng sang này.

3. “Peter Đại Đế có lần đã đặt thuế lên râu, ông ta lập luận rằng râu là thứ không cần thiết và thừa, loại thuế này là tỷ lệ tương ứng với chiều dài của râu và luỹ tiến theo vị trí xã hội của người chủ“ (Grove, 1946, tr.51). Đánh giá loại thuế râu này của Peter Đại Đế từ quan điểm lý thuyết thuế tối ưu và từ quan điểm công bằng theo chiều ngang.

4. Những năm gần đây, nông dân tại Trung Quốc phản đối lại những chính sách thuế của chính phủ đối với họ. Họ than phiền rất nhiều về một loại phí”được thu từ sản xuất các sản phẩm được gọi là đặc biệt như quả hạnh đào, ngay cả khi không ai trồng chúng cả” [Eckholm,1999]. Đánh giá loại thuế này từ cả hai quan điểm lý thuyết thuế tối ưu và công bằng theo chiều ngang.

5. New York đặt ra loại thuế 1,11 đô la trên mỗi gói thuốc lá, dẫn đến thuốc lá tại đây là đắt nhất nước Mỹ (42 đô la một thùng). Theo cơ quan luật pháp, loại thuế này dẫn đến thị trường chợ đen thuốc lá buôn lậu từ các bang khác. Cải tiến mô hình từ hình 13.5 để miêu tả hiện tượng này.

TRẢ LỜI Câu 1: Từ Quy tắc Ramsey có công thức: Câu 1: Từ Quy tắc Ramsey có công thức:

1X X X = 1 Y Y (13.7)

Phương trình 13.7 có thể nói rằng: để tối thiểu hoá tổng gánh nặng tăng thêm, cần đặt thuế suất sao cho phần trăm biến đổi giảm lượng cầu của mỗi loại hàng hoá là như nhau

Ý nghĩa của quy tắc độ co dãn nghịch đảo Ramsey rất đơn giản: các loại thuế hiệu quả làm sai lệch các quyết định của chủ thể càng ít càng tốt. Khả năng làm sai lệch càng lớn thì độ co giãn của lượng cầu hàng hoá càng lớn. Do vậy, thuế hiêïu quả đòi hỏi rằng thuế suất cao tương đối được áp dụng đối với các hàng hoá tương đối không co dãn.

“Nếu lượng cầu đền bù cho một loại hàng hoá đơn là hoàn toàn co dãn, thì thuế suất thuế tỷ lệ được mong muốn về phía xã hội trên loại hàng hoá này là cao hơn trên các loại hàng hoá khác”. Theo quy tắc Ramsey, đường cầu càng

co giãn thì người mua càng chịu ít thuế. Như vậy câu nói trên là ngược với quy tắc Ramsey.

Hệ quả tối ưu từ quy tắc Ramsey phụ thuộc vào hai cân nhắc sau:

 Thứ nhất là sức mạnh của sự thiên vị theo chủ nghĩa quân bình trong xã hội. Nếu xã hội chỉ quan tâm đến tính hiệu quả – một đồng đối với mọi người là như nhau cho người giàu hay nghèo – khi đó nó có thể hoàn toàn tuân theo quy tắc Ramsey.

 Thứ hai là phạm vi của sự khác nhau trong cung cách tiêu dùng của người giàu và người nghèo. Nếu người giàu và người nghèo tiêu thụ các loại hàng hoá với cùng tỷ lệ như nhau, đánh thuế hàng hoá với thuế suất khác nhau không thể tác động lên phân phối thu nhập. Ngay cả khi xã hội đăït ra mục tiêu là phân phối thu nhập thì cũng không thể đạt được bằng cách đánh thuế hàng hoá có phân biệt.

Một cách tổng thể, tối thiểu hoá gánh nặng tăng thêm đòi hỏi phải đăït thuế sao cho lượng cầu đền bù của mọi hàng hoá giảm xuống với cùng tỷ lệ. Đối với hàng hoá không liên quan, thuế suất cần đặt tỷ lệ nghịch với độ co dãn của lượng cầu. Dù vậy, khi xem xét tính công bằng nếu xã hội đăït ra mục tiêu phân phối thì chuyển hướng lệch khỏi các quy tắc đánh thuế hiệu quả trên có thể là phù hợp.

Câu 2: Ô tô giá trên 38.000 USD tại Hoa Kỳ là lọai sang trọng, là lọai hàng hóa có lượng cầu ít co giãn. Nếu áp thuế 5% lên mức giá vượt quá 38.000 USD thì quá ít đối với người sử dụng là người giàu. Mặt khác thuế suất quá nhỏ so với chi phí hành chính quản lý thuế. Vậy chính sách thuế này là kém hiệu quả và không công bằng.

Câu 3: Từ chương 13 rút ra một số quan điểm liên quan đến câu hỏi này gốm: Mục tiêu của đánh thuế hàng hoá tối ưu là chọn thuế suất trên hàng hóa sao cho gánh nặng tăng thêm của việc làm tăng số thu thuế theo yêu cầu là càng thấp càng tốt. Thuế thu nhập tối ưu là thuế có tính lũy tiến.

Tính công bằng theo chiều dọc –(vertical equity): nó phải phân phối gánh nặng thuế công bằng cho mọi người với những khả năng chi trả khác nhau.

Công bằng theo chiều ngang: mọi người với vị trí ngang nhau phải được đối xử như nhau.

Râu để dài là hình thức chơi sang, quá dài thành ngông, xã hội không cần thiết và thừa. Đứng về mặt tối ưu thì đây là lọai hàng hóa/dịch vụ giải trí ít co giãn cần đánh thuế cao. Xét về mặt công bằng thì những người để râu dài, chơi

ngông là những người có thu nhập và vị trí trong xã hội phải theo nguyên tắc công bằng trên. Thuế tối ưu là lũy tiến theo thu nhập. Như vậy Peter Đại đế đã đánh thuế râu dựa trên quan điểm từ lý thuyết tối ưu, và quan điểm công bằng theo chiều ngang.

Câu 4: Hạnh nhân là sản phẩm thực phẩm cao cấp, chỉ có người giàu mới sử dụng. Như vậy nó ít co giãn phải đánh thuế cao theo quy tắc Ramsey và quan điểm tối ưu. Chính phủ TQ đánh lọai thuế này là dựa trên cả hai quan điểm lý thuyết thuế tối ưu theo quy tắc Ramsey và công bằng theo chiều ngang.

Câu 5: Do thuế cao dẫn đến gian lận buôn lậu chợ đen là trốn thuế

Trong hình 13.5, số lượng thu nhập không được báo cáo (giấu đi) thể hiện trên trục hoành, trục tung là số tiền. Lợi ích biên tế (marginal benefit – MB) cho mỗi đồng không báo cáo là t – là tổng số tiền thuế tiết kiệm được. Chi phí biên dự tính (marginal cost - MC) là khoảng tiền theo đó tiền phạt tăng lên đối với mỗi đồng đô la gian lận (tiền phạt biên tế) nhân với khả năng xác suất bị phát hiện. Ví dụ, nếu khoản phạt phát sinh thêm cho việc giấu đi 1000 đô la là 1,50 đô la và xác suất bị phát hiện là 1 trên 3 thì tiền phạt biên tế dự tính là 50 xen. Khoản gian lận”tối ưu” là điểm hai đồ thị giao nhau R*. R* là tối ưu trên phương diện rằng xét về trung bình, nó là chính sách làm tối đa hoá thu nhập của A. Trong thế giới không ổn định, sự tìm kiếm chính sách tốt nhất trên phương diện”giá trị dự tính” là một phương pháp hợp lý.

Mô hình trên có thể dự báo rằng gian lận tăng lên khi thuế suất biên tế tăng lên. Có điều này bởi vì giá trị t cao hơn sẽ tăng lợi ích biên tế của sự trốn thuế làm dịch chuyển lên trên đồ thị lợi ích biên tế làm cho điểm giao nhau với đường chi phí biên tế tại điểm có giá trị cao hơn R. Dự báo này là rất trùng hợp với thực tế thực hành thuế trên thế giới. Ví dụ, đại biểu quốc hội Nga Alexander Lebed đã miêu tả tình hình trong nước Nga những năm 90 như sau:”chính sách thuế của Nga làm cho tất cả mọi người, mọi xí nghiệp, mỗi nhà doanh nghiệp trở thành phạm pháp. Trên mỗi đồng rub thu được là 100 kopeek, bạn là người may mắn nếu bạn chỉ trả 92 kopeek thuế”. Mô hình này cũng được củng cố bằng nghiên cứu kinh tế của Feistein (1991). Ông đã phát hiện ra rằng số lượng của các khoảng thu nhập không báo cáo (hay báo giảm thấp đi) là tăng cùng với thuế suất biên tế. Một áp dụng rút ra từ mô hình nữa là gian lâïn sẽ giảm đi khi khả năng sác xuất phát hiện gian lận tăng lên và tỷ suất phạt biên tế tăng lên. Cả hai biện pháp trên đều tăng chi phí biên tế mong đợi của

MC =p mức phạt biên tế

MB=t

Số tiền giấu không báo cáo

$

Hình 13.5: Tránh thuế là tích cực

R

Một phần của tài liệu bài tập có lời giải môn tài chính công (Trang 43)