Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả của chính sách phân phối.

Một phần của tài liệu NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY KINH DOANH (Trang 26 - 28)

Để đánh giá hiệu quả của chính sách phân phối, các nhà quản lý thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức bán: đây là chỉ tiêu tổng hợp của các tác động, các phương tiện công nghệ tổ chức và nhân sự của công ty để tạo lập hiệu năng đầu ra của nó. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chỉ tiêu biểu hiện mức hiệu năng xét trên hai mức độ xem xét qui mô thực tế hay công suất của nó. Tuy nhiên, có thể tập trung trên ba mức chỉ tiêu hiệu năng cơ bản: doanh só bán, tổng mức doanh thu thực hiện và thị phần của công ty trong một thời gian xác định.

- Mức doanh thu trước thuế và thị phần: chỉ tiêu này phản ánh rõ nét hơn, tổng hợp hơn mức hiệu năng và độ lớn của công ty và đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường mục tiêu.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh lời của vốn kinh doanh. Vốn ở đây có thể là vốn kinh doanh nói chung hoặc vốn cố định, vốn lưu động nói riêng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = (tổng lợi nhuận/tổng vốn) x 100%

- Tốc độ chu chuyển hàng hoá: Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tốc độ này thể hiện số vòng quay và số ngày biểu hiện thời gian mua vào, bán ra dài hay ngắn, trong một chu kỳ kinh doanh hàng lưu chuyển được mấy vòng, tăng số vòng, giảm thời gian lưu chuyển hàng hoá để tăng mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn.

V = M/D N = D/m N = D/m Trong đó:

V: Số vòng chu chuyển. N: Số ngày chu chuyển. M: Mức lưu chuyển.

M: Mức lưu chuyển bình quân. m: Mức lưu chuyển bình quân. D: Dự trữ bình quân 1 ngày.

- Chỉ tiêu hàng tồn và chi phí giao hàng: + Tỷ lệ hàng tồn tương ứng từng thời kỳ: TH = (MH/M) x 100%

TH: Tỷ lệ hàng tồn trong từng thời kỳ. MH: Tổng giá trị hàng tồn.

M: Tổng chi phí hàng xuất ra. + Tỷ suất chi phí giao hàng: Egp = (Fgp/M) x 100%

Trong đó:

Egp: Tỷ suất chi phí giao hàng.

Fgp: Tổng số chi phí giao hàng trong từng thời kỳ. M: Tổng doanh thu bán hàng trong từng thời kỳ.

Tóm lại, mỗi kênh phân phối là sự liên kết lại của các cơ sở kinh doanh khác nhau vì lợi ích chung. Mỗi thành viên trong kênh đều dựa vào những thành viên khác và sự thành công của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự thành công của kênh. Một chính sách phân phối có hiệu quả khi nó có thể phối hợp được tốt nhất hoạt động của các thành viên kênh cùng hướng tới mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY KINH DOANH (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w