Phương pháp lập dự phòng:
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Số dự phòng được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Lập dự phòng phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán. nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. điều kiện lập dự phòng theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/02/2009 của BTC ban hành
2.2.7 Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh 2.2.7.1 Cách xác định kết quả kinh doanh 2.2.7.1 Cách xác định kết quả kinh doanh
- Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính.
+ Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. - Công thức xác định: Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh thông thường = DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động - Chi phí BH, QLDN
tài chính tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ Trong đó: DT thuần về tiêu thụ sản phẩm = DT tiêu thụ sản phẩm - Chiết khấu TM - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác – Chi phí khác
2.2.8 Hạch toán kế toán nợ phải trả. nguồn vốn chủ sở hữu2.2.8.1 Hạch toán tiền vay và các khoản nợ ngắn hạn: 2.2.8.1 Hạch toán tiền vay và các khoản nợ ngắn hạn:
TK sử dụng: TK 331 “Phải trả người bán”. và một số TK liên quan khác.
Chứng từ, sổ sách sử dụng: HĐ GTGT, Phiếu chi, sổ tổng hợp TK 331, sổ chi tiết TK 331.…
2.2.8.2 Kế toán vốn chủ sở hữu
Khái niệm: Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán và do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu
- Doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại vốn chủ sở hữu hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng nguồn vốn, từng nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu được dùng để hình thành các tài sản của doanh nghiệp nói chung chứ không phải cho một số tài sản cụ thể nào.
- Việc chuyển dịch từ vốn chủ sở hữu này sang vốn chủ sở hữu khác phải theo đúng chế độ và các thủ tục cần thiết.
- Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn vị. tổ chức. cá nhân góp vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn lại theo tỷ lệ vốn góp sau khi thanh toán hết các khoản nợ phải trả.
- Tài khoản sử dụng: TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Phản ánh tình hình tăng. giảm nguồn vốn kinh doanh trong kỳ của công ty.
- Sổ sách, chứng từ sử dụng: Sổ chi tiết tài khoản 411, số tổng hợp TK 411, sổ cái ....
2.2.9 Báo cáo kế toán tài chính2.2.9.1 Khái niệm báo cáo tài chính 2.2.9.1 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình quản lý, sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu quy định thống nhất.
2.2.9.2 Mục đích
Mục đích của báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
2.2.9.3 Nội dung báo cáo tài chính
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp điện Hà Nội bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B02-DNN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)
- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F02-DNN gửi cho cơ quan thuế) * Báo cáo tài chính Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lập: - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
2.2.9.4 Trách nhiệm. thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
- Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này.
- Đối với các công ty TNHH. công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.9.5 Cách lập các báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản , nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó, Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Căn cứ lập bảng cân đối kế toán: Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước.
Cách lập bảng cân đối kế toán:
- Cột số đầu năm: Căn cứ vào cột “Số cuối kỳ” của báo cáo bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng
- Cột số cuối năm: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kế toán có liên quan đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập bảng cân đối kế toán.
Phần lớn các chỉ tiêu trên bảng CĐKT có nội dung kinh tế phù hợp với số dư của các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào số dư của các tài khoản liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theo nguyên tắc
+ Số dư Nợ của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Tài sản”
+ Số dư Có các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “ Nguồn vốn”
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh ( hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 .
Phương pháp lập. đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Cột 1 “ chỉ tiêu” phản ánh các chỉ tiêu của bảng
Cột 2 “ Mã số” phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng.
Cột 3 “ Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Cột 4 “ Năm nay” phản ánh chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
Cột 5 “ năm trước” phản ánh giá trị của các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đạt được trong năm trước. Số liệu để ghi vào cột này của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “ Năm nay” của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu tương ứng.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết kỳ báo cáo, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B02-DNN). Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ( mẫu B02 –
DNN), và Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước ( mẫu B09-DNN). Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
2.2.9.6 Báo cáo tài chinh của Công ty năm 2012
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN HÀ NỘI MẪU SỐ B01 – DN
P307 G1 Khuất Duy Tiến, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2012 Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN MÃSỐ THUYẾTMINH SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM
A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 14,341,350,164 68,019,660,369 I - Tiền và các khoản tương đương tiền 110 324,088,954 892,924,046 I - Tiền và các khoản tương đương tiền 110 324,088,954 892,924,046
1. Tiền 111 V.01 324,088,954 892,924,046
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
II - Các khoản đầu tư chính ngắn hạn 120 V.02 0 0
1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 0 0