II. Phân tích thực trạng trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả
2. Phân tích hình thức trả công theo thời gian
Hiện nay Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả áp dụng hình thức trả công theo thời gian đơn giản.
2.1. Đối tượng áp dụng :
Hình thức trả công theo thời gian đơn giản được áp dụng đối với lao động làm công tác quản lý gián tiếp, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tại các phòng ban, công nhân viên làm công tác phục vụ, phụ trợ trong toàn Công ty
Là một doanh ghiệp sản xuất cơ khí chủ trương của Công ty là tăng lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và giảm lượng lao đông gián tiếp.
Tuy nhiên trên thực tế số lượng nhân viên gián tiếp hàng năm vẫn tăng lên. Bộ phận nhân viên này được áp dụng hình thức trả công theo thời gian, quỹ lương phân phối cho bộ phận này đang được điều chỉnh lại một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập cho người lao động.
Bảng 11: Số lượng nhân viên gián tiếp qua các năm 2001, 2002, 2003.
Năm Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
2001 261 21,76
2002 230 18,4
2003 233 16,8
( Nguồn 15 )
2.2. Phương thức trả công cho người lao động.
ã Phương thức giao và xác định quỹ lương hàng tháng cho các phòng ban.
Quỹ lương thanh toán của từng phòng ban trong kỳ được xác định như sau:
Quỹ lương khoán của phòng i (Li) = L1i + L2i
Trong đó: L1i : Tiền lương theo hệ số lương cơ bản của phòng i.
∑ hệ số tiền lương cơ bản của phòng i
L1i = kể cả pc khu vực, chức vụ x Ki x Lmin hiện hành Ki: hệ số của phòng i theo vai trò trong công tác sản xuất kinh doanh.
L2i: Tiền lương kinh doanh của phòng i (phần còn lại của quỹ lương sau khi trừ đi phần lương theo hệ số cơ bản).
∑ Quỹ lương còn lại của toàn bộ phòng ban ∑hệ số tiền
L2i = x lương khoán
∑ Hệ số tiền lương khoán của toàn bộ phòng ban của phòng ãTiền công của người lao động.
Sau khi nhận được quỹ tiền lương khoán tiền công cá nhân của người thứ i trong phòng được xác định như sau:
Li = li1 + li2
Trong đó: li: tổng tiền lương tháng của người thứ i.
Li1: tiền lương theo chế độ của người thứ i.
Li2 : tiền lương kinh doanh, lương khoán của người thứ i.
(Hệ số lương cơ bản + phụ cấp)
x Lmin hiện hành Số ngày công đi làm
li1 = x thực tế của người thứ i
26 công
Quỹ tiền lương còn Hệ số khoán
Lại của phòng của người thứ i số công đi
li2 = x x làm thực x K1i
∑hệ số tiền lương khoán 26 công tế của người
của phòng thứ i thứ i
K1i: hệ số phân loại lao động (A, B, C) trong tháng của người lao động.
2.3.Phân tích thực trạng chế độ trả công theo thời gian đơn giản.
ãPhương thức trả công cho người lao động theo thời gian được Công ty áp dụng từ năm 2002. Do tính chất công việc của một số phòng, ban nên quy chế “quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng trong lương” năm 2002 và năm 2003 của Công ty đã đề ra quy chế khoán tiền lương cho khâu gián tiếp, phục vụ, phụ trợ, hạn chế được một bước việc trả lương theo thời gian ngoài chế độ, không đúng với quy định. Vì vậy tiền lương khoán của các bộ phận này được gắn chặt và phản ánh đúng kết quả công việc. Mặt khác Công ty trả công lao động dựa trên 2 hình thức tiền lương : Tiền lương theo chế độ và tiền lương kinh doanh, lương khoán của người đó đồng thời lại dựa trên kết quả phân loại trong tháng nên đã khuyến khích sự sáng tạo và phát huy được năng lực của người lao động.
ãChủ trương của Công ty là giảm bớt lượng lao động gián tiếp, phục vụ, phụ trợ để có thể đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động. Trên thực tế số lao động gián tiếp qua các năm có giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên
tiền lương bình quân của bộ phận này qua các năm đều tăng chứng tỏ hình thức trả công theo thời gian này được vận dụng một cách có hiệu quả.
Bảng 12: Tiền lương bình quân của bộ phận gián tiếp qua các năm 2001, 2002, 2003.
Năm Lao động bình quân (người)
Tiền lương bình quân (đ/người/tháng)
Tỉ lệ tăng (%)
2001 261 562992 35
2002 230 826096 46.7
2003 233 960340 16
( Nguồn 14)
Bảng 13 : Tiền lương bình quân qua 3 tháng đầu năm 2004.
Tháng Lao động bình quân (người)
Tiền lương bình quân (đ/ng/tháng)
T1 233 1001628
T2 231 998068
T3 230 1221131
( Nguồn 15 )
Có thể nói sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây đã
►
có sự tăng trưởng đáng kể, trong đó có sự đóng góp của công tác định mức và tiền lương. Mặc dù còn có một số thiếu sót cần hoàn thiện, song với kết quả đạt được của Công tác định mức và tiền lương nhất định trong những năm tới công tác định mức và tiền lương sẽ đáp ứng được những yêu cầu sản xuất kinh
doanh của Công ty và đảm bảo vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty.
III. Phân tích tốc độ tăng năng suất bình quân và tốc độ tăng tiền