Quy hoạch sinh thái cảnh quan

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu đề xuất tiêu chí sinh thái học bảo tồn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở việt nam trường hợp nghiên cứu tại xã hải phú huyện hải hậu tình nam định (Trang 36)

Sinh thái cảnh quan hay địa sinh thái hình thành trên cơ sở kết hợp các nghiên cứu định lƣợng của STH và tính tổng hợp, tính trật tự, tính phân cấp của cảnh quan học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Trong cấu trúc của mỗi loại cảnh quan, tính STH đã đƣợc thể hiện từ sự kết hợp của các nhân tố môi trƣờng và quần xã sinh vật. Đồng thời, các quan niệm cá thể, thể hiện tính phân vị chặt chẽ trong phân hóa lãnh thổ cũng đƣợc phân tích trong cấu trúc của các vùng sinh thái cảnh quan. Đối với cảnh quan vùng nông thôn có nhiều loại tiểu vùng cảnh quan đặc trƣng nhƣ tiểu vùng cảnh quan lúa nƣớc và hoa màu, gò đồi, vƣờn tạp, cây trồng trong khu dân cƣ vùng ven biển, vùng nuôi trồng thủy sản….[6]. Quy hoạch cảnh quan có ý ngĩa hết sức quan trọng trong quy hoạch xây dựng PTNT nhằm giữ gìn những nét đặc trƣng vùng nông thôn, không phá vỡ kiến trúc vốn có, tạo môi trƣờng sống gần gũi với thiên nhiên, là nơi yên bình, trong lành chứ không phải là sự đô thị hóa, bê tông hóa nông thôn, biến nông thôn giống nhƣ thành thị.

QHST là một quá trình tìm hiểu, đánh giá, đƣa ra những lựa chọn để sử dụng cảnh quan đảm bảo thích hợp hơn đối với nơi cƣ trú của con ngƣời. QHST đòi hỏi việc tuân thủ các nguyên tắc với mức độ phù hợp cao nhất và việc sắp xếp các lô đất cận kề là tƣơng thích. Các mục tiêu môi trƣờng nhƣ bảo tồn ĐDSH, bảo tồn các HST quan trọng, quản lý tốt các vùng nhạy cảm với môi trƣờng, phòng chống tai biến và ô nhiễm môi trƣờng sẽ là những mục tiêu hàng đầu phải đƣợc chú trọng trong quá trình hoạch định cụ thể [17]. QHST ở Việt Nam đƣợc nghiên cứu khá sớm, ngay từ năm 1976, tác giả Mai Đình Yên đã có bài viết về QHST, trong đó tác giả quan niệm rằng: “Dự án phát triển kinh tế đƣợc xây dựng dựa trên các thông số về STH ngoài các thông số về kinh tế cho chính dự án đƣợc gọi là QHST”. QHST còn đƣợc hiểu là QHSDĐ trên cơ sở điều kiện sinh thái hay sự phù hợp của đất trên cơ sở sinh thái và các công trình hạ tầng trong quy hoạch phải phù hợp với cảnh quan vốn có của địa phƣơng. Các nguyên tắc cơ bản của QHST là:

- Bảo đảm tính hệ thống

- Tôn trọng tính mảnh dẻ và dễ bị phá hủy của các HST ở vùng nhiệt đới - Làm tốt công tác QHST ngay từ đầu [31]

Tiếp cận phân tích hệ thống là nét chủ đạo trong QHST nhằm xem xét tất cả các mối tƣơng quan của các yếu tố sinh thái, kinh tế xã hội và đƣợc áp dụng ở tất cả các khâu của một lĩnh vực nghiên cứu, từ thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu cho đến hệ thống hóa, xử lý thông tin với những góc độ khác nhau, đánh giá sinh thái và tác động từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, lên phƣơng án quản lý môi trƣờng của khu vực.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu đề xuất tiêu chí sinh thái học bảo tồn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở việt nam trường hợp nghiên cứu tại xã hải phú huyện hải hậu tình nam định (Trang 36)