_Nêu bài học ?
3/ Bài mới:Giới thiệu bài-Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (7’)Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
MT: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. -HS thảo luận nhóm( có thể dựa vào hình 1,2 trang 90-SGK và kinh nghiệm đã có).Sau đó các nhóm báo cáo trước lớp.
_GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai
Hoạt động 2: (7’)Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.
MT: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Bước 1:: Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng.
Cho 3-4 HS đứng trước lớp ở vị trí khác nhau .GV hoặc 1 HS hướng đèn tới 1 trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt).GV yêu cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. Sau đó bật đèn,HS so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm. GV có thể yêu cầu HS đưa ra giải thích của mình (vì sao lại có kết quả như vậy?).
-Bước 2: Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm:Yêu cầu HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe . Sau đó bật đèn và quan sát.Các nhóm trình bày kết quả.
Qua thí nghiệm này cũng như trò chơi dự đoán ở trên, HS rút ra nhận xét ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Hoạt động 3:(7’) Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật. MT: Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
*HS tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm.Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm.Ghi lại kết quả vào bảng:
Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng đi qua. Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua. Các vật không cho ánh sáng đi qua.
Lưu ý : Có thể có các cách khác để xác định các vật cho /không cho ánh sáng truyền qua . Chẳng hạn :chiếu đèn pin vào vật cần tìm hiểu,phía sau vật đặt tấm bìa làm màn .So sánh kết quả quan sát được trên màn khi chặn vật và khi chưa chặn vật để rút ra được nhận xét. -Cho HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan.
Hoạt động 4:(7’)Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào.
MT: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng của vật đó đi tới mắt.
Hình 1: Ban ngày. -Vật tự phát sáng:Mặt Trời. -Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế,… Hình 2: Ban đêm -Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện(khi có dòng điện chạy qua).
-Vật được chiếu sáng :Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng , cái gương ,bàn ghế,…được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng chiếu sáng. -Làm thí nghiệm. -HS trình bày kết quả-NX Rút ra kết luận. -Làm thí nghiệm. -Nêu kết quả-NX -Ví dụ :việc sử dụng cửa kính trong,kính mờ,cửa gỗ; nhìn thấy cá dưới nước;… -HS đưa ra các ý kiến khác nhau( có ánh sáng;mắt không bị chắn;…)
-Làm thí nghiệm theo nhóm. -Trình bày kết quả-NX đưa ra kết luận .
*
Bước 1 :GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp :”Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?”
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm như trang 91 SGK .GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm ,hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán .Sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
-Các nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung, đưa ra kết luận như SGK.
*GV lưu ý: Ngoài ra để nhìn rõ một vật nào đó còn phải lưu ý đến kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt.
*Bước 2:Cho Hs tìm các ví dụ về điều kiện nhìn thấy của mắt . Lưu ý :Nếu không có hộp kín ( như hình 4 SGK ) có thể cho HS dùng bìa hoặc giấy che kín ngăn bàn , chỉ để hở một khe nhỏ.
4/ Củng cố –dặn dò:(3’)GV hệ thống bài.Nhận xét tiết học. -Dặn về học và chuẩn bị bài sau.
-HS tìm ví dụ:Nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy qua cửa gỗ ;trong phòng tối phải bật đèn mới nhìn thấy các vật;…
Lịch sử : VĂN HỌC VAØ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: + HS nêu được : Đến thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ hơn hẳn các tiều đại trước.
- Tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.
II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi ở cuối bài trước. + Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê ( 15 phút)
Mục tiêu: Đến thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ hơn hẳn các tiều đại trước.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng sau:
+ Đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.
- Thu Nga, Phong, Nhàn.Lớp theo dõi và
nhận xét. + HS nhắc lại.
+ HS hoạt động nhóm.
+ Các nhóm hoàn thành bảng thống kê.
Phiếu thảo luận Nhóm………
Các tác giả tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả Tác phẩm Nội dung
Nguyễn Trãi Bình Ngô đại
cáo Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. Vua Lê Thánh
Tông. Hội Tao Đàn.
Các tác phẩm thơ
Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.
Nguyễn Trãi Ức Trai thi tập Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho nhân dân, nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
Lí Tử Tấn. Nguyễn
+ GV yêu cầu các nhóm baó cáo kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét kết qủa thảo luận của các nhóm dựa vào nội dung phiếu.
H: Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì? * GV giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm:
+ Chữ Hán là chữ viết của người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta lúc bấy giờ chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán. + Chữ Nôm là chữ viết do người Việt ta sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán. Việc sử dụng chữ Nôm ngày càng phát triển qua các tác phẩm của các tác giả, đặc biệt của vua Lê Thánh Tông, của Nguyễn Trãi… cho thấy ý thức tự cường của dân tộc ta.
Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê ( 15 phút)
Mục tiêu: HS nêu tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê. + Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng sau:
+ Đocï SGK và hoàn thành bảng thống kê các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
+ Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả
+ HS lắng nghe.
- Viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ HS lắng nghe.
+ Các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV.
Tác giả Tác phẩm Nội dung
Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí toàn thư Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
Nguyễn trãi Lam Sơn thực lục Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi Dư địa chí Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân ta.
Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp Kiến thức toán học. + GV theo dõi các nhóm làm việc.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc. + GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
H: Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê?
H: Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực trên?
* GV : Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
H: Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này?
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)+ Gọi HS đọc phần bài học. + Gọi HS đọc phần bài học.
+ GV nhận xét tiết học và đọc mục tham khảo cho HS nghe.
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Về lịch sử, địa lí. Toán học, y học. - HS nối tiếp nêu.
+ Lớp lắng nghe.
- Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là 2 tác giả tiêu biểu cho thời kì này.
+ 2 HS đọc.