những người có phẩm chất, trình độ, tay nghề thuộc dạng giỏi ở trong Công ty cổ phần phim truyện I, họ là những người có năng lực để phát triển Công ty cổ phần phim truyện I vươn tới tầm cỡ lớn, là một trong những hãng sản xuất phim lớn ở nước ta. 2.2.4.. Những tồn tại của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần phim truyện I:
Việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo chưa định hướng rõ ràng cho Công ty cổ phần phim truyện I vào mục tiêu đào tạo nào cần phải triển khai thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao.Chưa xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển cho Công ty cổ phần phim truyện I. Trong quá trình đánh giá hiệu quả công tác đào tạo :
Vấn đề về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy dành cho đào tạo còn thiếu và nó cũng đã gây ảnh hưởng tới kết quả công tác đào tạo và huân luyện. Trong quá trình đào tạo Công ty cổ phần phim truyện I quá coi trọng thành tích, kết quả trước mắtđạt được mà bỏ quên mất phải đánh giá hiệu quả đào tạo một cách toàn diện và ở mọi khía cạnh .
Vấn đề bỏ ra nhiều kinh phí cho đi đào tạo ở nước ngoài mà vẫn không thu được nhiều hiệu quả
Đào tạo quá lan man, không chú trọng vào chuyên môn cần thiết nhất
2.3 .Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Côngty cổ phần phim truyện I ty cổ phần phim truyện I
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần phim truyện I
Với mục tiêu mà Công ty cổ phần phim truyện I đã đề ra là sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo thì những người được đi đào tạo phải nâng cao được tay nghề trong việc dựng phim, quay phim đặc biệt là nâng cao được nội dung phim và kỹ xảo của phim. Sau khi được đào tạo thì người được đào tạo có trình độ cao hơn, khả năng thực hiện công việc và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tăng hơn. Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, khi được đào tạo về thì những nhân viên được đào tạo trong hãng sẽ dễ dàng hoà nhập được với sự thay đổi trong cách làm phim mới .
Và những mục tiêu mà Công ty cổ phần phim truyện I đặt ra thì trên thực tế chỉ đạt được một phần nhỏ mà thôi. Đặc biệt là nhân viên phòng kỹ thuật Khi được đi đào tạo về thì họ có khả năng thích ứng tốt hơn với công nghệ hiện đại của các thiết bị mới phục vụ cho việc sản xuất phim, tuy nhiên họ vẫn chưa thể thể hiện được mình. Còn về việc đào tạo cho đội ngũ đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ thì đào tạo như vậy thì chỉ mang tích chất làm quen với cách tiếp cận mới về cách thức, tư duy cho việc sáng tác, viết bài mà thôi.
Vì vậy, mục tiêu mà Công ty cổ phần phim truyện I đặt ra đã không được như mong muốn mà ngay từ đầu hãng đề ra, tuy nhiên thì việc đào tạo trong lĩnh vực điện ảnh không phải, một sớm chiều mà có thể đạt được như những gì mong muốn ngay được. Nhưng nói chung về mục tiêu việc đào tạo mà Công ty cổ phần phim truyện I đề ra cũng đã tương đối là có hiệu quả bởi trong nghệ thuật sản xuất phim thì kết quả, lợi nhuận chưa thể nhìn thấy ra trước mắt được.
2.3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá theo trình độ.
Sau khi cho nhân viên đi đào tạo về, để kiểm tra tình hình chất lượng của quá trình đào tạo Công ty cổ phần phim truyện I đều tổ chức các đợt thi nâng bậc.
Kết quả như sau:
Bảng 2.8: Kết quả thi nâng bậc qua 5 năm
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số người thi giữ bậc 13 4 6 5 7
Số người giữ được bậc 6 1 1 3 3
Số người không giữ được bậc 2 1 3 1 2
Qua 5 năm trong số những người thuộc diện thi nâng bậc ta thấy rằng :
Số người lên được bậc năm 2006 chiếm tới 38,4 % trong tổng số người thi giữ bậc, năm 2008 thì chiếm tới 33,3 % giảm so với năm 2006 là 5,1 %, năm 2010 chiếm tới 28,5 % giảm so với năm 2008 là 4,9 %.
Số người không giữ được bậc năm 2006 chiếm tới 15,38 % trong tổng số người thi giữ bậc, năm 2008 thì chiếm tới 50 % và tăng lên so với năm 2006 là 34,6 %, năm 2010 chiếm khoảng 28,5 % giảm so với năm 2008 là 6,1 %.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy được rằng hiệu quả đào tạo năm trước tốt hơn một chút so với năm sau, vì thế Công ty cổ phần phim truyện I cũng đã đạt được phần nào hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển.
2.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá thông qua việc so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra
Bước 1: Xác định tổng chi phí đầu tư vào nguồn nhân lực(T)
Chi phí đầu tư cho nguồn lao động bao gồm tiền lương tiền thưởng, các khoản phúc lợi trả cho người lao động và cho người lao động và chi phí đào tạo.
T = W + R + B + K
Bảng 2.9: Tổng chi phí đầu tư vào nguồn nhân lực của Công ty cổ phần phim truyện I Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010
Tiền lương, thưởng (W,R)
BHXH (B) 1 222,2 149,4 200 237,9 276,9 340
Chi phí đào tạo (K) 475 60 75 90 100 150
Tổng chi phí đầu tư vào NNL (T)
9 708,2 1 205,4 1 609 1 913,9 2 222,9 2 757
Bước 2: tính tỉ lệ giữa chi phí đào tạo so với tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân
lực(S)
S = K/T * 100
Bảng 2.9: Tổng chi phí đầu tư vào NNL của Công ty cổ phần phim truyện I
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010
Chi phí đào tạo
(K)(trđ) 475 60 75 90 100 150
Tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực (T)(trđ) 9 708,2 1 205,4 1 609 1 913,9 2 222,9 2 757 Tỉ lệ S (%) 7,6 4,9 4,6 4,7 4,4 5,4 Bước 3: Tính M0= P x S G1 = G x S
Bảng 2.10: Bảng đóng góp vào lợi nhuận của việc đầu tư cho đào tạo và phát triển của Công ty cổ phần phim truyện I
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nộp ngân
sách(G) 54352 600 1 215 970 26 111 25 456
Tỉ lệ S 7,6 4,9 4,6 4,7 4,4 5,4
Mức đóng góp của đào tạo và phát triển vào: -Lợi nhuận (M0) -Tổng nộp ngân sách(G1) 2337,3 4130,7 0 29,4 23 55,8 17,5 45,6 577,4 1148,8 580,9 1374,6
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy năm 2006 Công ty cổ phần phim truyện I làm ăn không có hiệu quả là mấy nhưng Công ty cổ phần phim truyện I vẫn đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển.
Năm 2007 để tạo ra 500 triệu đồng thì đào tạo và phát triển góp vào 23 triệu đồng (khoảng 1,23 % so với tổng số lợi nhuận)
Năm 2008 để có được 374 triệu đồng lợi nhuận thì mức đóng góp vào đào tạo và phát triển là 17,5 triệu đồng (khoảng 4,6 % so với tổng lợi nhuận)
Năm 2009 để có được 13 123 triệu đồng thì đào tạo và phát triển đóng góp vào 577,4 triệu đồng ( khoảng 4,3 % so với tổng lợi nhuận )
Năm 2010 để có được được 10 758 triệu đồng thì đào tạo và phát triển góp vào 580,9 triệu đồng
Như vậy, mức đóng góp của đào tạo và phát triển vào lợi nhuận đã tăng từ 1,23 lên 4,6 %. Các năm lợi nhuận đều tăng xong không đồng đều , lợi nhuận đóng góp từ đào tạo từ năm 2006 đến năm 2008 thì giảm dần, mãi đến năm 2009, năm 2010 mới tăng lên.
Mặt khác thì tổng nộp ngân sách qua các năm cũng tăng lên cùng lợi nhuận Hiệu quả kinh tế của đào tạo và phát triển theo lợi nhuận
Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế của đào tạo và phát triển theo lợi nhuận KM H n n n M 1 0 1 − − =
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Đóng góp của đào tạo và phát triển vào: -Lợi nhuận (M0) -Tổng nộp ngân sách (G1) 0 29,4 23,1 55,8 17,5 45,6 577,4 1148,8 ` 580,9 1374,6
Chi phí đào tạo (K) 60 75 90 100 150
Hiệu quả đào tạo và phát triển theo: -Lợi nhuận (HM) -Tổng nộp ngân sách (HG) 0,38 0,93 0,23 0,60 6,41 12,7 3,87 13,7
Qua kết quả tính toán ở những bảng trên cho ta thấy khi bỏ ra 60 triệu đồng chi phí cho đào tạo và phát triển thì thu được 0,38 triệu đồng lợi nhuận và 0,9 triệu đồng tổng nộp ngân sách vào những năm 2006.
Năm 2007 khi bỏ ra 75 triệu đồng chi phí cho đào tạo và phát triển thì thu được 0,23 triệu đồng lợi nhuận và 0,6 triệu đồng tổng nộp cho ngân sách.
Năm 2008 khi bỏ ra 90 triệu đồng chi phí cho đào tạo và phát triển thì thu được 6,41 triệu đông lợi nhuận và 12,7 triệu đồng tổng nộp ngân sách.
Năm 2009 khi bỏ ra 100 triệu đồng chi phí cho đào tạo và phát triển thì thu được 3,87 triệu đồng lợi nhuận và 13,7 triệu đồng tổng nộp ngân sách.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy được rằng hiệu quả đào tạo và phát triển, của Công ty cổ phần phim truyện I còn rất thấp,bỏ ra nhiều chi phí mà lợi nhuận thu được lại không cao, vì thế hãng nên chú trọng, quan tâm hơn nữa việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Năm 2007 chi phí cho công tác đào tạo và phát triển tăng 1,25 lần so với năm 2006 nhưng hiệu quả lại giam xuống, lợi nhuận từ 0,38 triệu đồng lợi nhuận xuống còn 0,23. xong đến năm 2009 lợi nhuận từ lại tăng lên, gấp 27,8 lần so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lợi nhuận lại giảm xuống.
Ta thấy rằng tuy hiệu quả của công tác đào tạo không được cao xong qua các năm Công ty cổ phần phim truyện I vẫn luôn đầu tư cho việc đào tạo thể hiện ở chỗ số lượng người cho đi đào tạo và chi phí đào tạo qua các năm đã tăng dần lên, vì thế mà Hãng vẫn cần tiếp tục đầu tư cho đào tạo và phát triển.
Mặc dù hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển không được ổn định xong Công ty cổ phần phim truyện I vẫn nên đầu tư cho việc đào tạo và phát triển
2.3.1.4. Những tồn tại của hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
Trong quá trình đánh giá hiệu quả công tác đào tạo thì chưa xây dựng được chiến lược đánh giá phù hợp cho Công ty cổ phần phim truyện I.
Công tác định hướng, đánh giá kết quả của đào tạo và phát triển vẫn chưa được tiến hành một cách sát sao.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả của việc đào tạo và phát triển vẫn còn mang nặng tính hình thức, cứng nhắc, chưa linh hoạt. Chưa đánh giá được một cách toàn diện của vấn đề vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả của công tác đào tạo và phát triển.
2.3. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần phim truyện I
2.3.2.1. Nhân tố bên trong Công ty cổ phần phim truyện I
Do cơ sở vật chất kỹ thuật của hãng có thể nói là chưa đáp ứng được đủ yêu cầu sản xuất phim hiện đại trên thị trường phỉm ảnh cho các đối tác nước ngoài, đặc biệt là về kỹ xảo trong điện ảnh vì thế mà việc cung cấp được đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của hãng cũng không có nhiều hiệu quả cao.
Những máy móc thiết bị hiện có trong Công ty cổ phần phim truyện I cũng chỉ dủ phục vụ cho việc sản xuất 2-3 bộ phim trong năm. nếu có nhiều đơn đặt hàng từ đài truyền hình hoặc ở nước ngoài thì Công ty cổ phần phim truyện I không đủ phục vụ mà phải đi thuê ở các hãng khác với giá cả đi thuê rất đắt. Về chất lượng máy móc thiết bị thì Công ty cổ phần phim truyện I chủ yếu là sản xuất phim truyện video và phim truyện nhựa, các phóng sự vì thế mà chất lượng của máy
móc thiết bị cũng chỉ đạt yêu cầu trong nước, còn để dản xuất được bộ phim hay đạt yêu cầu trong khu vực thì chưa bởi phim của Công ty cổ phần phim truyện I chưa có kỹ xảo nhiều, và vì thế công nghệ máy móc hiện đại chưa có nhiều. Chính vì thế mà nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo và phát triển.
Tuy nhiên một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty cổ phần phim truyện I đó là về lao động và kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong Công ty cổ phần phim truyện I cũng không có nhiều lao động vì thế mà có nhiều hạn chế trong vấn đề nhân sự cho vấn đề sản xuất và hướng dẫn. Lao động trong Công ty cổ phần phim truyện I đã ít xong kết quả sản xuất kinh doanh cũng không được cao, năm 2006 thì không có lợi nhuận, năm 2007 đến 2010 thì có lợi nhuận xong lợi nhuận đó không cao và vì thế việc chi phí cho đào tạo và phát triển cũng có phần giảm sút đáng kể.
2.3.2.2. Nhân tố bên ngoài Công ty cổ phần phim truyện I
Hiện nay hệ thống các chính sách pháp luật của nhà nước ta về nghệ thuật phim ảnh ngày càng thông thoáng hơn, như các cơ chế về bản quyền phim ảnh rồi ưu tiên về việc phát sóng phim truyện Việt Nam trên sóng của đài truyền hình vì thế mà đó là một lợi thế cho hãng mở rộng và phát triển thị trường phim ảnh trên toàn quốc, và cũng chính vì thế mà công tác đào tạo nhờ đó mà được nâng cao và chú trọng hơn, đem lại hiệu quả cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực sau này. Mặt khác hiện nay nhu cầu giải trí trên truyền hình tăng nên kéo theo hàng loạt các bộ phim hay và hấp dẫn xuất hiện trên truyền hình đặc biệt là phim truyện đang ngày càng thu hút mọi người, và vì thế ngày càng có nhiều người lao động muốn tìm vào ngành này để được nổi tiếng, có thêm nhiều thu nhập vì vậy mà nhu cầu đào tạo cũng lên theo
Các nhân tố về cạnh tranh: Hiện nay nghành điện ảnh Việt Nam cũng như ở trên thế giới đang ngày càng phát triển và được nhiều người yêu thích và đón nhận, nó kéo theo đó là là hàng loạt các hãng phim tư nhân mở ra tư đó nó đòi hỏi một đội ngũ lao động cao về chuyên môn, kỹ thuật cao trong điện ảnh là yếu tố quan
trọng để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh giữa các Công ty cổ phần