- Đối với ống PVC trước khi găn keo phải dùng dẻ khô lau
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1 Câu hỏi:
1. Câu hỏi:
Câu hỏi 1.5.1. Hệ thống sục khí dự phòng giúp duy trì việc cung cấp khí liên tục trong trại sản xuất giống.
A. Đúng B. Sai
Câu hỏi 1.5.2. Liệt kê các trang thiết bị chính của hệ thống sục khí trong trại sản xuất giống tôm sú?
Câu hỏi 1.5.3. Tại sao cần phải có hệ thống sục khí dự phòng trong trại sản xuất giống tôm sú? Nếu không có hệ thống sục khí dự phòng thì trại sản xuất giống cần phải có trang thiết bị gì để thay thế?
2. Bài tập thực hành:
Bài tập 1.5.1. Lắp máy sục khí cho 2 cụm bể ương.
Bài tập 1.5.2. Đấu nối hệ thống sục khí dự phòng vào hệ thống sục khí chính đã lắp đặt.
Bài kiểm tra: Kiểm tra thực hành trong thời gian 02 giờ. Nội dung bài kiểm tra là lắp máy sục khí cho 1 cụm bể ương.
C GHI NHỚ
- Các trang thiết bị chính trong trại sản xuất giống tôm sú bao gồm: ống dẫn khí, đá bọt giúp lưu thông nguồn khí trong các bể;
- Hệ thống sục khí là một phần không thể thiếu của một trại sản xuất giống tôm sú.
- Hệ thống máy thổi khí, máy nén khí và bình oxy dự phòng giúp cung cấp đủ lượng Oxy trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bài 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN
Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam, hệ thống điện là một trong những hạng mục quan trọng của một trại sản xuất giống cua xanh. Tuy nhiên, để duy trì sản xuất được liên tục thì việc bố trí một bộ phát điện trong trại sản xuất giống cũng là một yếu tố quan trọng. Các hoạt động lấy nước, sục khí, nuôi cấy tảo... đều cần đến hệ thống điện. Các hoạt động trên cần phải được duy trì liên tục trong suốt quá trình hoạt động của trại. Tuy nhiên, hệ thống điện lưới có những lúc gặp sự cố như cúp điện, mất pha... Vì vậy, cần phải có một hệ thống điện dự phòng khi nguồn điện bị mất sẽ có nguồn dự trữ để duy trì hoạt động ổn định của trại.
Mục tiêu:
- Nêu được yêu cầu của hệ thống điện trong trại sản xuất giống. - Theo dõi hoặc lắp đặt được hệ thống điện đúng yêu cầu.
- Vận hành được hệ thống điện đúng cách, tuân thủ qui định an toàn điện.
A. NỘI DUNG CỦA BÀI
1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị
Thiết bị, dụng cụ lắp đặt hệ thống điện cho trại sản xuất giống cua xanh bao gồm:
1.1. Đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ vạn năng (VOM) là dụng cụ đo nghề điện cầm tay. Có khả năng dùng để đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
1. Công tắc chuyển mạch. 2. Vị trí góc đo điện trở. 3. Các giới hạn thang đo.
4. Vít chỉnh kim. 5. Nút chỉnh 0(Adj). 6. Kim đo. 7. Lổ cắm que đo. 8. Gương phản chiếu. Hình 1.6.1. Đồng hồ vạn năng
- Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vdo vậy khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
Đồng hồ đo VOM có thể đo được các đại lượng: - Điện trở đến hàng K.
- Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000V. - Dòng điện một chiều đến vài trăm mA.
1.2. Tuốc nơ vít
Hình 1.6.2. Tuốc nơ vít
- Cấu tạo: Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ thập
- Công dụng: Dùng để tháo lắp các loại vít. bộ tuốc nơ vít với đầy đủ các hình dạng và kích cỡ hoặc 1 tuốc nơ vít đa năng với nhiều đầu vit cũng là sự lựa chọn tốt để thao tác với các loại đinh ốc khác nhau.
Hình 1.6.3. Tuốc nơ vít đa năng 1.3. Máy phát điện
- Theo tiêu chuẩn ngành về yêu cầu kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống cua biển. Hạng mục thiết bị dự phòng cho một cơ sở sản xuất cua giống với 1 máy phát điện 10kVA
Hình 1.6.4. Máy phát điện 10kVA
- Máy phát điện sau khi được mua về từ nhà sản xuất sẽ tiến hành chạy không tải. Nếu xuất hiện một trong những hiện tượng sau thì phải dừng máy ngay lập tức và liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để được bảo trì hoặc đổi máy mới:
- Màu khí thải không bình thường. - Độ ồn quá lớn.
- Máy rung quá mức cho phép. 1.4. Bộ ATS
- Tủ ATS (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. Có ATS chuyển đổi giữa nhiều nguồn và giữa hai nguồn. Tại thị trường Việt Nam chỉ phổ biến loại chuyển đổi giữa hai nguồn. Nguồn dự phòng thông thường là máy phát điện. Khi mất nguồn chính điện lưới mất ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động máy phát điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện. Ngoài dùng kết nối nguồn dự phòng là máy phát điện tại nhà máy điện cũng có sử dụng tủ ATS.
- Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó
còn có những chức năng đặt thêm như là chức năng tạo bộ định thời theo thời gian thực.
Hình 1.6.5. Vỏ ngoài bộ ATS Hình 1.6.6. Bên trong bộ ATS Nguyên lý vận hành của một hệ thống ATS:
- Trạng thái làm việc bình thường:
+ Tiếp điểm khởi động máy phát điện ở trạng thái tắt;
+ Tiếp điểm điều khiển ở vị trí nguồn ưu tiên (nguồn điện lưới)
+ Bộ bảo vệ điện áp ở trạng thái báo nguồn ưu tiên tốt. - Khi xảy ra sự cố mất điện:
+ Bộ bảo vệ điện áp nhận biết trạng thái không tốt của nguồn ưu tiên và đóng tiếp điểm báo về cho phần điều khiển trung tâm (tạm gọi là CPU) sau một khoảng thời gian được định bởi bộ bảo vệ điện áp này.
+ Khi CPU nhận lệnh báo nguồn ưu tiên mất thì đóng tiếp điểm ra lệnh khởi động máy phát.
+ Sau khi máy phát khởi động thành công, nguồn được cấp về bộ bảo vệ điện áp máy phát, nếu tốt, bộ bảo vệ này sẽ đóng tiếp điểm báo cho CPU và nhiệm vụ của CPU là ra lệnh đóng tiếp điểm ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn từ máy phát. Lúc này tiếp điểm chạy máy phát vẫn phải được duy trì để giữ máy phát chạy suốt thời gian nguồn ưu tiên mất.
- Khi nguồn ưu tiên có lại:
+ Bộ bảo vệ điện áp nguồn ưu tiên sẽ báo về CPU trạng thái nguồn ưu tiên tốt.
+ Sau một khoảng thời gian định bởi CPU, CPU sẽ ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn ưu tiên.
+ Sau khi phần chuyển nguồn động lực chuyển về nguồn ưu tiên thành công, CPU sẽ ra lệnh tắt máy phát điện.
+ Phần việc còn lại là nhiệm vụ của bản thân máy phát - thời gian chạy đếm ngược là bao nhiêu thì tùy vào việc cài đặt của máy phát điện.
- Ngoài những tác động chính trên, ngoài ra còn có thể có một số yêu cầu đặc biệt khác như:
+ Khởi động máy phát chạy bảo dưỡng hàng tuần, hàng tháng theo lịch đặt trước.
+ Chạy máy phát trong khoảng thời gian giờ cao điểm (giá điện cao).
+ Chuyển về vị trí 0 lập tức khi nguồn đang sử dụng không tốt (cao áp, thấp áp, mất pha, sai tần số,...).
1.5. Dây dẫn điện
- Đối với máy phát điện < 10kVA thì yêu cầu về dây điện là một trong những yếu tố quan trọng cho việc đảm bảo tối ưu quá trình cung cấp và an toàn điện cho trại sản xuất giống.
- Thông thường dây dẫn điện trong trại sản xuất có khả năng dẫn tải cường độ dòng điện 30A
Hình 1.6.7. Dây dẫn điện 2. Lắp đặt hệ thống điện
2.1. Các yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện các thao tác đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn sử dụng. - Thực hiện đúng, chính xác các chỉ dẫn. Trong trường hợp có người
khác ở bên cạnh cũng phải yêu cầu họ thực hiện đúng mọi yêu cầu an toàn.
- Tránh ẩm ướt: ở những nơi ẩm ướt, trời mưa… có thể xảy ra chập điện, độ cách điện thấp. Phải kiểm tra nối đất.
2.2. Lắp hệ thống điện chính
2.2.1. Lắp đặt hệ thống dây, đèn chiếu sáng, ổ cắm
Hệ thống dây điện được lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật về điện, các mối nối được bịt kín bằng băng keo cách điện. Hệ thống dây điện cần được bố trí gọn gàng, không vướng lối đi
Đèn chiếu sáng được phân bố đều tại các bể ương, nên sử dụng đèn huỳnh quang để tạo ra được ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng
Ổ cẳm được lắp đặt ở trên cao, cách xa các khu vực dễ bị ẩm ướt. Nên hạn chế số lượng ổ cắm ở khu vực nuôi, ổ cắm chỉ nên có ở khu vực có máy móc hoạt động hoặc khu vực cần thiết
2.2.2. Đấu nối ATS với máy phát điện
Đấu nối ATS với máy phát điện có bảng điều khiển là bo điện tử thì có 3 hình thức kết nối phổ thông trên tất cả các dòng máy phát điện, tất cả các hãng cung cấp bảng điều khiển khác nhau:
1. Kết nối tủ ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông
2. Kết nối tín hiệu điều khiển tủ ATS với máy phát điện qua cổng điều khiển bên ngoài
3. Kết nối trực tiếp điện lưới vào bảng điều khiển của máy phát điện.
Lưu ý: Trong quá trình đấu nối, phải ngắt điện nguồn từ cầu dao tổng hoặc báo cho nhà cung cấp điện ngắt điện lưới trong quá trình lắp đặt
2.2.3. Kiểm tra hệ thống điện sau khi lắp đặt a. Kiểm tra nguội
- Sau khi hệ thống lắp đặt xong, chưa mở nguồn điện. Thực hiện việc đo cách điện: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở các đầu dây
Bước 1. Chỉnh đồng hồ VOM chuyển qua thang đo điện trở (OHM)
Bước 2: Chập hai que đo và chỉnh kim đồng hồ báo vị trí 0(Ohm).
Hình 1.6.8. Đo kiểm tra điện bằng đồng hồ vạn năng
Bước 3 : Đặt que đo vào hai 2 đầu dây điện (tại vị trí từ máy phát vào ATS và từ ATS đến các thiết bị), tiến hành đọc trị số trên thang đo, Giá trị phải ở Megaohm thì đạt yêu cầu, nếu trị số bằng 0 thì kiểm tra lại đường dây
Lưu ý: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác
2.3. Hệ thống điện dự phòng
Nguồn điện chính hệ thống sử dụng là điện lưới quốc gia, để đề phòng khả năng mất điện ngoài ý muốn của hệ thống điện lưới trại nuôi cần sử dụng thêm máy phát điện như ở mục 1.4, máy phát điện được kết nối với hệ thống điện thông qua tủ ATS. Hệ thống điện dự phòng sẽ tự hoạt động khi nguồn điện chính bị ngắt
2.4. Kiểm tra hoàn chỉnh
Sau khi kiểm tra nguội đạt yêu cầu, sẽ tiến hành công việc kiểm tra vận hành hệ thống điện:
- Bước 1: Mở điện lưới
- Bước 2: Kiểm tra hoạt động của hệ thống điện tại trại sản xuất giống - Bước 3: Mở máy phát điện, lúc này máy phát điện chưa chạy vì ATS
đang ưu tiên nguồn điện chính
- Bước 4: Kiểm tra hoạt động của ATS và máy phát điện bằng cách đóng cầu dao tổng của nguồn điện chính. Nếu sau 5-10s máy phát điện hoạt động và điện lưới trại sản xuất hoạt động bình thường là lắp đặt thành công.
3. Các yêu cầu về an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Không được động đến hộp đấu điện khi đang vận hành máy, chỉ tiếp xúc khi máy đã dừng hẳn.
- Giữ gìn ngăn nắp: Không để bất cứ vật gì không cần thiết quanh máy phát điện. Khi máy phát điện đặt ở trên nền yếu phải giữ sao cho máy thẳng đứng và không bị xê dịch khi vận hành.
- Lưu ý đảm bảo độ thông thoáng: Trong khí thải có chứa nhiều chất nguy hiểm. Nếu máy phát điện làm việc ở những nơi như trong đường hầm thì bắt buộc phải có quạt thông gió hoặc hệ thống thoát khí thải và thoát nhiệt. Khi máy phát điệnlàm việc ngoài trời thì tránh để khí thải thổi vào nhà ở. Vì vậy, Trong trại sản xuất giống nên được xây dựng 1 phòng riêng để máy phát điện và yêu cầu phòng này phải thông thoáng và có mái che đầy đủ để đảm bảo hoạt động của máy.
- Thường xuyên làm vệ sinh máy phát điện thường kỳ, cẩn thận, tránh bụi và ẩm.
- Khi vận chuyển máy phát điện trong thời tiết xấu như mưa, bão… thì phải chú ý che đậy máy tránh nước vào tủ điều khiển của máy.
- Khi rửa máy phát điện phải hết sức cẩn thận, tránh để nước vào tủ điều khiển và các vị trí vào ra đầu dây, nếu không, có thể làm hỏng các thiết bị bên trong.
- Cấm lửa: Khi nạp nhiên liệu, thay dầu hay nước chống đông phải hết sức cẩn thận vì chúng là những vật liệu dễ cháy.
- Không tạo bất cứ nguồn lửa nào gần máy phát điện, kể cả hút thuốc. - Không đặt máy phát điệngần nơi có lửa.
- Phải thận trọng khi đấu nối điện: Tất cả các đầu mối nối phải chặt.
- Thực hiện các công việc kiểm tra và bảo dưỡng một cách tốt nhất theo hướng dẫn sử dụng chung với từng loại máy.
4. Cấp cứu tai nạn điện
Thí nghiệm và thực tế đã chứng minh: Cấp cứu trước 1phút- tỷ lệ sống 98%; sau 5phút chỉ đạt 25%; nếu sau 10 phút rất ít khả năng cứu sống.
4.1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện - Ở mạch điện hạ áp
1. Tốt nhất cắt cầu dao, áp tô mát, cầu chì nơi gần nhất :
Hình 1.6.10