NỘI DUNG CỦ BÀ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề sản xuất cua xanh mô đun xây dựng trang trại sản xuất gióng cua (Trang 49)

- Đối với ống PVC trước khi găn keo phải dùng dẻ khô lau

A NỘI DUNG CỦ BÀ

1. Chuẩn bị vật tư

- Hệ thống sục khí là một phần quan trọng và cần thiết cho trại sản xuất cua giống. Hệ thống sục khí bao gồm: hệ thống sục khí chính (máy thổi khí – air blower), hệ thống sục khí dự phòng (air compressor – máy nén khí) và hệ thống ống dẫn.

2. Lắp đặt hệ thống sục khí

2.1. Lắp đặt hệ thống sục khí chính

- Máy thổi khí (air blower) là thiết bị có thể bơm số lượng lớn không khí xung quanh ở áp suất thấp, thổi qua một mạng lưới phân phối không khí dẫn vào nước qua những cục đá bọt hay thiết bị khuếch tán không khí

Hình 1.5.1. Máy sục khí

Lắp đặt ống dẫn cho hệ thống sục khí:

Hình 1.5.2. Đầu nối ống dẫn khí Hình 1.5.3. Ống dẫn khí  Đá bọt (Air stone)

Giống như cục đá, có những lỗ rỗng dùng để khuếch tán khí trong nước, tăng cường ôxy hoà tan loại bỏ ôxít carbon.

Hình 1.5.4. Đá bọt Cách lắp đặt ống dẫn khí - Bước 1: Đặt ống dẫn chạy dọc hệ thống bể - Bước 2: Lắp đặt hệ thống dây căng bạt (có tác dụng làm giá thể cho ống sục khí và để phủ bạt) - Bước 3: Khoan từ 6 – 8 lỗ tại

ống dẫn, khoảng cách giữa các lỗ từ 50 – 60cm.

- Bước 4: Lắp đá bọt vào đầu ống sục khí thả xuống bể và tiến hành đấu nối dây sục khí vào ống dẫn khí

- Bước 5: Đấu nối ống dẫn từ máy sục khí vào ống dẫn khí

Hình 1.5.6. Bố trí ống dẫn khí  Ống Aero tube

Ống aero tube: được làm từ ống nhựa xốp mềm có khả nằng thông khí, ống nhựa này được gắn trên một khung làm bằng Inox. Cách lắp đặt tương tự như lắp đá bọt Hình 1.5.7. Ống Aero tube 2.2. Lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng

- Trong quá trình vận hành hoạt động của trại sản xuất giống, việc duy trì hoạt động liên tục của hệ thống sục khí là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện Quốc gia không phải lúc nào cũng hoạt động liên tục, nhất là vào các thời điểm mùa khô. Chính vì thế, trong quá trình mất điện hệ thống sục khí không còn hoạt động hay những lúc máy sục khí gặp sự cố thì phải có các thiết bị dự phòng thay thế.

- Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống sục khí dự phòng cho trại sản xuất giống.

- Các hạng mục cho hệ thống sục khí dự phòng bao gồm: Máy nén khí (air compressor) và bình Oxy dự phòng.

2.2.1. Máy nén khí

- Máy nén khí (air compressor) là một máy bơm rút không khí xung quanh và nén lại. Trong nuôi trồng thủy sản, máy này có thể dùng để vận chuyển không khí (thể tích nhỏ và nén ở áp suất cao) đến trại nuôi - nơi

mà không khí được phát tán qua thiết bị khuếch tán khí để sục khí cho ao nuôi.

- Bộ phận truyền động là động cơ điện (mô tơ) hoặc động cơ đốt trong (máy dầu, xăng) để làm bộ phận hút khí hoạt động.

- Bộ phận hút không khí bên ngoài đưa vào bình nén khí. Bộ phận này được làm trơn bằng dầu nhớt.

- Bình nén khí có dạng hình trụ bằng thép dày, chịu được áp lực lớn của khối không khí nén ở bên trong.

Hình 1.5.8. Máy nén khí động cơ điện

- Khi thường xuyên sử dụng máy với tốc độ lớn hay máy cũ, nhớt bôi trơn sẽ xâm nhập vào lòng bộ phận hút, lẫn với không khí và đi vào bình nén khí.

- Do bị nén với áp suất cao nên hơi nước của khối không khí đọng lại trong bình, hòa tan với rỉ sét của bình tạo thành lớp nước bẩn. Phải thường xuyên mở van xả ở đáy bình nén để xả bỏ lớp nước bẩn này. - Không khí trong bình nén được đưa vào các bể ương nuôi bằng dây dẫn

nhựa. Tuy nhiên, không khí này thường bị nhiễm bẩn bởi nhớt bôi trơn, nước bẩn khi được hút vào bộ hút khí và bình nén khí, gây ảnh hưởng xấu đến ấu trùng cua trong bể.

- Phải dùng bộ phận tách dầu gắn vào máy nén khí để làm sạch không khí trước khi vào bể ương nuôi.

- Chọn, lắp đặt và sử dụng bộ phận tách dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Giống như máy nén khí, bình Oxy là một thiết bị lưu giữ và cung cấp Oxy cho hoạt động sản xuất trong thời gian máy sục khí không hoạt động hoặc trại bị mất điện.

- Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình Oxy khác nhau có thể sử dụng cho hoạt động dự phòng của trại sản xuất giống.

Hình 1.5.8. Bình Oxy có đồng hồ 3. Kiểm tra hoàn chỉnh

Sau khi lắp đặt, sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu hệ thống bằng cách kiểm tra hoạt động của hệ thống sục khí:

- Cho chạy máy, kiểm tra máy sục khí có hoạt động bình thường hay không: kiểm tra vị trí đặt máy đúng theo sơ đồ bố trí hay chưa? Độ rung của máy có quá nhiều hay không, máy chạy có gây tiếng ồn…

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí bằng cách theo dõi nhả bọt khí tại các bể - Kiểm tra tại các đầu mối nối giữa ống sục khí và ống dẫn khí có bỉ hở

hay không.

- Tiến hành ngắn điện lưới chạy máy sục khí dự phòng để kiểm tra hoạt động của máy.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề sản xuất cua xanh mô đun xây dựng trang trại sản xuất gióng cua (Trang 49)