Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện trồng lúa (Trang 28)

Bài tập 1: Thời gian sinh trƣởng của cây lúa đƣợc tính:

a. Từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi thu hoạch lúa. b. Từ khi cây lúa trỗ bông đến khi thu hoạch. c. Từ khi chín đến khi thu hoạch.

Bài tập 2: Có thể phân biệt lá lúa và lá cỏ lồng vực sau mọc từ 10-40 ngày:

a. Hình dạng và màu sắc lá. b. Tai lá.

c. Bẹ lá.

Bài tập 3: Lá nào có tác dụng lớn nhất để nuôi bông lúa?

a. Lá đòng. b. Lá công năng. c. Lá non.

d. Cả a, b và c

Bài tập 4: Trên một thân cây lúa thường có bao nhiêu lá xanh cùng hoạt

động ?

a. Có từ 5 – 6 lá. b. Có từ 7 – 8 lá. c. Có từ 9 – 10 lá.

Bài tập 5: Khi bón dư phân đạm thì các lóng thân lúa như thế nào?

a. Lóng thân lúa có xu hướng dài ra. b. Lóng thân lúa có xu hướng ngắn đi.

c. Lóng thân giữ nguyên như đặc điểm của giống.

Bài tập 6: Đối với lúa cấy, biện pháp kỹ thuật nào có tác dụng làm cho cây

lúa đẻ nhánh sớm?

a. Cấy mạ đủ tuổi, nông tay và bón thúc đạm sớm. b. Cấy mạ già, nông tay và bón thúc đạm muộn. c. Cả a và b.

Bài tập 7: Nhánh lúa có thể sống tự lập không phụ thuộc vào cây mẹ khi nào?

a. Ngay khi hình thành nhánh lúa. b. Sau khi nhánh lúa có từ 1-2 lá. c. Sau khi nhánh lúa có từ 3 lá trở nên. d. Cả a, b và c

Bài tập 8: Khi nào thì nhánh lúa vô hiệu?

a. Nhánh lúa đẻ sớm có trên 3 lá. b. Nhánh lúa đẻ muộn có dưới 3 lá. c. Cả a và b.

Bài tập 9: Hoa lúa thƣờng nở hoa, tung phấn vào thời điểm nào trong ngày ?

a. Buổi sáng.

b. Buổi sáng và buổi trưa. c. Buổi sáng và buổi chiều. d. Cả a, b và c

Bài tập 10: Trình tự nở hoa trên bông lúa tuân thủ theo quy luật nào?

a. Từ trên xuống dưới. b. Từ ngoài vào trong. c. Cả a và b.

Bài tập 11: Phân biệt và xác định các bộ phận của lá lúa, các bộ phận của

cây lúa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện trồng lúa (Trang 28)