Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:

Một phần của tài liệu vat lí 6 (Trang 43)

thời gian trong quá trình đun nước:

1. Dụng cụ:

– Nhiệt kế dầu, đèn cồn, giá đỡ. – Cốc thủy tinh chịu nhiệt. 2. Tiến trình đo:

a. Lắp dụng cụ theo hình 23.1.

b. Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun c. Đốt đèn cồn để đun nước.

Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian.

Sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn.

d. Vẽ đồ thị: (vẽ trong phiếu báo cáo) – Mỗi cạnh của ô vuông trên trục nằm ngang biểu thị 1 phút.

– Mỗi cạnh của ô vuông trên trục thẳng đứng biểu thị 2oC.

– Vạch góc của trục nhiệt độ ghi nhiệt độ ban đầu của nước.

– Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đang được đun.

4. Dặn dò:

– Học sinh học ôn từ bài Ròng rọc đến bài Nhiệt kế – nhiệt giai. – Tiết sau là tiết kiểm tra.

Tuaàn: Tiết: 27

Ngày dạy : ……… TIẾT KIỂM TRA

ơ

1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)

A. Ròng rọc………..giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng vật.

B. Ròng rọc………giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh ? (Khoanh tròn câu đúng ) (1 điểm)

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng lúc đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. KHí, rắn, lỏng.

4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: ( 2 điểm) A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi.

B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên. C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi. D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên……….và bay lên tạo thành mây.

5. Hãy trả lời các câu h ỏi sau:

a. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng ? (1,5 điểm)

……… ……… ………...

b. Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ? (1,5 điểm)

………... ………... ………... Tuaàn: Tiết: 28 Ngày dạy : ………

Bài 24:SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC ĐẶC

I. MỤC TIÊU:

– Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy.

– Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

– Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận cần thiết.

II. CHUẨN BỊ:

a. Chuẩn bị cho học sinh: một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn.

b. Chuẩn bị cho giáo viên: một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài kiểm tra 1 tiết và phát bài. 3. Giảng bài mới:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

Dựa vào phần mở đầu của bài để tổ chức tình huống học tập.

Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy:

– Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến (H 24.1).

– Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm, kết

Một phần của tài liệu vat lí 6 (Trang 43)