Để phân tích tình hình biến động của tài sản ngắn hạn của Công ty qua 3 năm (2006-2008), ta dựa vào bảng dưới đây.
Bảng 9: Phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007Năm 2008 Số tiền Δ% Số tiềnSo sánh 07/06 So sánh 08/07Δ% Tài sản ngắn hạn
37.48
5 50.387 49.842 12.902 34,42 -545 -1,09
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền 1.367 2.790 713 1.423
104,1
0 -2.077 -291,30 II.Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 0 1.182 2.070 1.182 100 888 42,90
III.Các khoản phải thu
ngắn hạn 8.937 12.579 15.462 3.642 40,75 2.883 18,65 IV.Hàng tồn kho
26.95
5 33.482 30.969 6.527 24,21 -2.513 -8,11V.Tài sản ngắn hạn khác 226 355 629 129 57,08 274 43,56 V.Tài sản ngắn hạn khác 226 355 629 129 57,08 274 43,56
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty PTS Hải Phòng)
* Tiền và các khoản tương đương tiền
Vốn lưu động bằng tiền là các khoản tiền mặt và tiền gửi ở các ngân hàng của đơn vị. Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty biến động trong 3 năm: năm 2007 tiền và các khoản tương đương tiền là 2.790 tr.đ tăng 1.423 tr.đ, tương ứng với với tỷ lệ tăng là 104,1% so với năm 2006, năm 2008 tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh xuống còn 713 tr.đ, giảm 2.077 tr.đ, tương ứng giảm 291,3% so với năm 2007. Lượng tiền năm 2008 giảm do công ty đầu tư tiền vào các khoản đầu tư tài chính cả ngắn hạn và dài hạn.
* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chủ yếu là đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Năm 2006 công ty không đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2007
công ty bắt đầu đầu tư chứng khoán ngắn hạn với số tiền là 1.182 tr.đ và đến năm 2008 công ty đã đầu tư 2.070 tr.đ vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
* Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu của công ty phụ thuộc vào: doanh thu bán chịu, giới hạn của lượng vốn có thể bán chịu, thời hạn bán chịu và chính sách thu tiền. Từ bảng 4 ta thấy, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty trong 3 năm có sự biến động lớn. Năm 2007 các khoản phải thu ngắn hạn là 12.579 tr.đ tăng 3.642 tr.đ so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,75%. Năm 2008 các khoản phải thu ngắn hạn là 15.462 tr.đ tăng 2.883 tr.đ so với năm 2007, tương ứng tăng với tỷ lệ 18,65%. Để đánh giá các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty có ở mức hợp lý hay không ta đi xem xét tỷ số các khoản phải thu ngắn hạn so với doanh thu.
Bảng 10: Tình hình các khoản phải thu
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 07/06
So sánh 08/07
Δ Δ% Δ Δ%
Doanh thu thuần 94.729
160.75 4 194.16 9 66.02 5 69,70 33.415 20,79 Các khoản phải thu ngắn hạn 8.937 12.579 15.462 3.642 40,75 2.883 22,92 Các KPT ngắn hạn/Doanh
thu (%) 9,43 7,82 7,96 -1,61 -17,07 0,138 1,76
Chi tiết các khoản phải thu
Phải thu của khách hàng 4.109 1.921 5.763 -2.188 -53,25 3.842 200 Trả trước cho người bán 3.852 4.332 4.465 480 12,46 133 3,07 Các khoản phải thu khác 1.018 6.369 5.277 5.351
525,6
4 -1.092 -17,15Dự phòng các khoản phải thu Dự phòng các khoản phải thu
khó đòi -43 -43 -43 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty PTS Hải Phòng)
Từ bảng trên ta thấy, doanh thu thuần và các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng trong 3 năm, song tốc độ tăng mỗi năm khác nhau. Năm 2007 tình hình thu tiền của Công ty tốt hơn năm 2006 và năm 2008, các khoản phải thu chỉ chiếm 7,82% doanh thu. Năm 2007 khoản phải thu khách hàng là 1.921 tr.đ giảm xuống 2.188 tr.đ so với năm 2006, khoản phải trả trước cho người bán tăng lên 480 tr.đ, các khoản phải thu khác tăng lên 459 tr.đ. Doanh thu năm 2007 tăng lên đáng kể nhanh hơn tốc độ tăng các khoản phải thu ngắn hạn nên các khoản phải thu tuy có tăng nhưng vẫn đảm bảo công tác thu hồi nợ. Năm 2008 các khoản phải thu tăng là do khoản phải thu khách hàng tăng 3.842 tr.đ và khoản trả trước cho người bán tăng 133 tr.đ. Doanh thu tuy có tăng nhưng không tăng nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản phải thu nên các khoản phải thu ngắn hạn trên doanh thu năm 2008 tăng hơn so với năm 2007. Công ty cần quan tâm đến công tác thu hồi công nợ để tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá
nhiều.
* Hàng tồn kho
Để phân tích tình hình biến động hàng tồn kho của công ty trong 3 năm (2006-2008) ta đi vào quan sát bảng tình hình hàng tồn kho dưới đây
Bảng 6: Tình hình hàng tồn kho Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Δ Δ% Δ Δ%
Doanh thu thuần 94.729
160.75 4 194.16 9 66.02 5 69,70 33.415 20,79 Hàng tồn kho 26.955 33.482 30.969 6.527 24,21 -2.513 -7,51 Hàng tồn kho/Doanh thu (%) 0,28 0,21 0,16 -0,076 -27,14 -0,049 -23,33
Chi tiết hàng tồn kho
Nguyên liệu, vật liệu 1.896 4.835 5.570 2.939
155,0
1 735 15,20
Công cụ, dụng cụ 19 29 0 10 52,63 -29 -100
Chi phí SXKD dở dang 24.045 27.175 24.057 3.130 13,02 -3.118 -11,47
Hàng hoá 994 1.443 1.341 449 45,17 -102 -7,07
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty PTS Hải Phòng)
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn ngắn hạn và biến đông qua 3 năm. Nếu đem so hàng tồn kho với doanh thu thì được tỷ lệ tương đối cao và đều giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Năm 2007 hàng tồn kho là 33.482 tr.đ tăng 6.527 tr.đ so với năm 2006, tương ứng tăng 24,2%. Hàng tồn kho tăng nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu, vật liệu tăng 2.939 tr.đ, chi phí sản xuất
tăng 31,87% vì thế khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tồn kho cũng biến động theo với mục đích là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục không bị gián đoạn. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng mạnh, tăng 3.13 tr.đ so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do công ty đang trong giai đoạn đầu tư kinh doanh bất động sản, giá nguyên vật liệu có sự biến đổi từng ngày nên chi phí đầu tư cho dự án có sự biến động, ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận thu được cho từng năm.
Năm 2008 hàng tồn kho giảm 2.513 tr.đ tương ứng giảm 7,5% so với năm 2007. Nguyên nhân do công cụ, dụng cụ năm 2008 giả 29 tr.đ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng giảm 3.118 tr.đ do năm 2008 công ty đã tách xưởng sửa chữa tàu Hồng Hà và hạch toán độc lập khiến công ty không còn khoản chi phí sản xuất dở dang đóng các con tàu nội bộ và tàu ngoài.