Hiện trạng kinh tế BìnhThuận

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu diễn biến xói lở và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận (Trang 26)

5. Nội dung luận văn

1.3.3 Hiện trạng kinh tế BìnhThuận

- Tổng GDP (giá 1994 ) năm 2005 đạt: 3.828 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là: 12,01 %/ năm.

- Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) năm 2005: Nông – lâm – thủy sản: 32,14 %; công nghiệp - xây dựng: 29,37 %; thương mại – du lịch: 38,49 %.

- Các lĩnh vực kinh tế có lợi thế phát triển là Nông – Lâm – Thủy sản và kinh tế dịch vụ du lịch. Trong cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản tập trung vào khai thác thủy sản- hải sản, phát triển chăn nuôi bò - dê thịt, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái; các sản phẩm hàng hóa chính gồm có: hải sản ( cá các loại), thịt bò, thịt dê, nhân hạt điều, mủ cao su, thanh long, ……

- Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản năm 2005 ( giá hiện hành) đạt: 4.671,81 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp: 3.262,12 tỷ đồng, lâm nghiệp: 179,67 tỷđồng và thủy sản: 1230,02 tỷđồng.

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông – Lâm – Thủy sản và công nghiệp từnăm 200 – 2005 khá ổn định: thấp nhất là 6,52 %/ năm ( năm 2002) và cao nhất là 8,36 %/ năm ( năm 2003).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt: 95,028 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giai đoạn 200 – 2005 tăng bình quân : 15,25 %/ năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu Nông – Lâm – Thủy sản hàng hóa năm 2005 là: 80,385 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu đạt 13,88 %/ năm.

19

- Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Nông – Lâm – Thủy sản và công nghiệp năm 2005: 280 tỷ đồng, chiếm 9,6 % tổng vốn đầu tư. Vốn vay phát triển Nông – Lâm – Thủy sản năm 2005 là: 1061,63 tủy đồng; trong đó vốn vay trung và dài hạn: 305,8 tỷđồng, vốn vay ngắn hạn: 755,83 tỷđồng.

- Những lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội:

+ Quy mô đất nông nghiệp lớn, đa dạng về điều kiện sinh thái, cho phép hình thành nền nông nghiệp phát triển đa canh.

+ Bình Thuận có kinh tế du lịch phát triển mạnh nên nhu cầu tiêu thụ Nông - Thủy sản hàng hóa có chất lượng cao tăng nhanh, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Nguồn lợi hải sản có trữ lượng lớn và ngư dân giàu kinh nghiệm trong khai thác, góp phần duy trì ngành kinh tế mũi nhọn là ngư nghiệp liên tục phát triển.

+ Những năm gần đây địa phương đã được đầu tư lớn để xây dựng công trình thủy lợi để cấp nước tưới tiêu, tiêu úng, chống lũ, đã và đang phát huy hiệu quả trong việc hình thành nền nông nghiệp thâm canh, tăng vụ và tăng năng suất cây trồng.

+ Quá trình sản xuất đã chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, được thị trường tiêu thụ mạnh như: thanh long, điều, cao su, hồ tiêu, bò, thịt dê,...

- Những khó khăn và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội:

+ Khả năng vốn ngân sách tỉnh và của Nông – Ngư – công hạn chế, trong khi yêu cầu đầu tư lớn.

+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa có độ đồng đều thấp; đặc biệt là lương thực, rau màu, thịt gia súc,….có giá thành cao.

+ Công nghiệp chế biến ít hỗ trợ cho Nông – Lâm – Ngư nghiệp phát triển.

20

+ Chất lượng nguồn nhân lực sản xuất nông sản hàng hóa còn khá yếu. Việc nghiên cứu, bố trí hợp lý ngành nghề sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các ngành, các cấp, nhất là việc khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

21

CHƯƠNG II. HIỆNTRẠNGBỒI TỤ, XÓI LỞ BỜ BIỂN ĐỒI DƯƠNG, PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu diễn biến xói lở và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)