Diễn biến hình thái trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu diễn biến xói lở và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận (Trang 50)

5. Nội dung luận văn

3.6.1Diễn biến hình thái trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc

Biến đổi đáy

Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, do đường bờ có hướng Đông Bắc- Tây Nam, nên khi sóng tiến vào bờ có hướng xiên góc với đường bờ. Do vậy, dòng bùn cát vận chuyển ven bờ có xu hướng đẩy từ bắc xuống nam. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận việc dịch chuyển bùn cát ngang bờ theo mùa cũng là 1 xu hướng cần quan tâm. Hai nguyên nhân này là tác nhân chính gây

43

bồi lắng ở khu vực hai cửa sông và ven bờ biển từ cửa Phú Hải đến cửa Cà Ty. Cụ thể, bờ nam đê chắn sóng ở cửa Phú Hải có độ bồi lắng lớn dao động trong khoảng 0,2 – 0,35m, bồi lắng trong lòng sông cửa Phú Hải lớn gây khó khăn cho giao thông đường thuỷ. Tại cửa Cà Ty có độ bồi lắng ít hơn so với cửa Phú Hải dao động trong khoảng 0,08 – 0,12m, diện tích bồi lắng giảm hơn so với cửa Phú Hải. Hình 3.11 cho thấy đầu đê chắn sóng cửa Cà Ty bị xói mạnh cả đê Bắc và đê Nam, xói mạnh và tập trung nhất là đê phía Nam.

Bồi lắng cũng tạo thành các cồn ngầm kéo dài dọc bờ biển, cách đường bờ khoảng 150 – 450m (Hình 3.11). Toàn bộ dải bờ biển khu vực nghiên cứu có xu thế bị xói ngay ven bờ. Xảy ra hiện tượng này là do trường sóng Đông Bắc khi vào cung bờ cong Phan Thiết bị khúc xạ và vuông góc với bờ. Dưới ảnh hưởng của áp lực sóng vỗ bờ lớn đã làm xói vách bờ, mang bùn cát ra ngoài hình thành những bar ngầm trước bãi biển.

Hình 3.11. Biến đổi địa hình đáy trong gió mùa Đông Bắc

Kết quả trích địa hình đáy tại các mặt cắt làm rõ hơn diễn biến bồi xói tại mỗi vị trí dọc theo bờ biển. Hầu hết các mặt cắt xu thế đều giống nhau. Dưới ảnh hưởng mạnh của trường sóng gió mùa Đông Bắc khi áp sát bờ với áp lực lớn đã làm xói vách bờ trong khoảng từ 0-150m với độ sâu xói khoảng 0,5-1,8m. Sau đó bùn cát được đưa ra phía ngoài, gặp dòng chảy ven bờ từ

44

phương Bắc đi xuống đã gây bồi lắng tại khoảng cách từ 150-300m so với bờ (Hình 3.12đến Hình 3.16).

Hình 3.12. Diễn biến bồi xói tại mặt cắt MC1

45

Hình 3.14. Diễn biến bồi xói tại mặt cắt MC3

46

Hình 3.16. Diễn biến bồi xói tại mặt cắt MC5

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu diễn biến xói lở và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận (Trang 50)