0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Các giai pháp nhằm hạn chế và giảm thiể uô nhiễm mỗi trường vùng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ BỤI THẢI VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH Ô NHIỄM (Trang 49 -49 )

1.Biện pháp thông gió mỏ:

Thông gió mỏ là biện pháp cực kỳ quan trọng trong khai thác than, đặc biệt là khai thác hầm lò. Thông gió mỏ là điều kiện bắt buộc ngoài việc phòng chống cháy nổ khí CH4 còn là giải pháp hiệu quả chống bụi. Thông gió mỏ là đưa các khối không khí sạch từ ngoài môi trường vào trong các hầm lò và hút các khí từ trong hầm lò ra ngoài.

Các hoạt động thăm dò , khoan , nổ mìn tại các vùng than đặc biệt trong khai thác lộ thiên là nguồn tạo bụi rất lớn. Các giải pháp nhằm kiểm soát việc phát thải bụi vào trong không khí từ các hoạt động khoan nổ mìn là:

- Tối thiểu hóa diện tích tiếp xúc bề mặt của các hoạt động khai thác than - Sử dụng hệ thống hút bụi Cyclone trong các máy khoan

- Xác định kích cỡ của vụ nổ mìn và lượng thuốc sử dụng cho nổ mìn nhằm hạn chế việc tạo bụi vào trong không khí.

- Tưới nước hay làm ẩm khối vật liệu trước khi khoan thăm dò, nổ mìn.

3. Biện pháp kiểm soát trong hoạt động xúc bốc

Dùng nước làm ẩm khối đất đá khi xúc bốc là rất tốt trong việc hạn chế bụi phát thải vào trong không khí.

4. Biện Pháp kiểm soát các hoạt động vận chuyển than, đất đá.

- Giảm mật độ xe cộ chạy trên đường, bố trí lịch vận chuyển hợp lý, có biện pháp che, đậy mỗi khi chạy.

- Lắp đặt hệ thống phun sương cao áp tại các tuyến đương vận tải - Bê tông hóa đường vận chuyển

- Làm ẩm đường vận chuyển than.

5.Biện pháp giảm thiểu bụi tại kho than, bãi thải.

- Cần căn cứ vào hướng gió chọn vị trí bãi thải hợp lý nhằm hạn chế đến mức tối thiểu, các ảnh hưởng của bụi đến khu dân cư, các bãi thải không được cao quá. Nên đặt ở các thung lũng để ít chịu ảnh hưởng của gió.

- Tạo lớp phủ thực vật trên bãi thải nhằm hạn chế tối đa bề mặt trống trên bãi thải dẫn đến giảm việc xói mòn do gió đến bãi thải.

- Giảm tốc độ gió thổi qua bãi thải bằng việc sử dụng các rào chắn gió.

Tại các kho than cũng là các nguồn tạo bụi trên bề mặt và chủ yếu tạo bụi do gió nên có một số biện pháp sau đây:

- Trồng cây xanh xung quanh kho than - Bê tông hóa mặt bằng kho than

- Tạo rào cản gió xung quanh kho than như xây tường rào nhằm hạn chế khả năng lan truyền bụi ra ngoài.

6. Các biện pháp giảm thiểu bụi tại khu vực sàng tuyển

- Sử dụng hệ thống phun sương cao áp

- Phun nước bằng vòi di động tại cong nghệ sàng thô trước khi làm việc - Che kín các thiết bị như băng tải, các phễu rót than nơi hình thành bụi - Làm ẩm thn đến mức giói hạn cho phép trước khi rót than vào các toa tầu - Có các thiết bị thu dọn bụi lắng tại các nơi sinh bụi như ngiền sàng…

7. Các biện pháp quy hoạch:

Trong khai thác than quy hoạch là biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu các tác động của bụi và các chất độc hại đến môi trường, đến các khu dân cư.

- Ở các khu sản xuất, khu khai trường , các nhà máy sàng tuyển cần đặt nằm ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dân cư.

- Tạo khoảng cách ly vệ sinh đối với các nhà máy, các bãi thải, khu khai trường với khu dân cư như trồng cây xanh

- Quy hoạch hợp lý các bãi thải như chọn vị trí đổ thải - Nghiêm cấm các cảng than tự phát ở gần khu dân cư.

- Cần xây dựng các tuyến đường riêng dành cho các phương tiện vận chuyển than nhằm tránh đi qua khu dân cư (Lê Văn Thao,1995).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ BỤI THẢI VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH Ô NHIỄM (Trang 49 -49 )

×