0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Xây dựng bản đồ mô phỏng, cảnh báo ô nhiễm bụi thải so với quy

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ BỤI THẢI VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH Ô NHIỄM (Trang 39 -39 )

quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.

- Các bước tiến hành sử dụng phần mềm để xây dựng bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải như sau:

B1: Sử dụng phần mềm FME2010 để chuyển bản đồ từ Microstation sang Arc như hình dưới.

Hình 4.4

- Sau khi chọn các lệnh cần thiết -> nhấn OK để chương trình chạy.

Bước 2: Sau quá trình truyền dữ liệu, kết hợp với các thao tác xử lý ta có sản phẩm là bản đồ nền như hình dưới đây:

Hình 4.6

Bước 3: Thực hiện liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính (đã được quan trắc, thu thập và xử lý trên Excel)

Hình 4.8

Bước 4: Chạy bản đồ mô phỏng ô nhiễm (chỉ tiêu bụi thải).

Hình 4.9

Hình 4.10

Bước 5: Tạo biểu đồ biểu thị mức độ ô nhiễm bụi so với Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT (đối với khu vực trong moong khai thác):

h Hình 4.11

Hình 4.12

- Kết quả xây dựng bản đồ mô phỏng, và cảnh báo ô nhiễm như sau :

Hình 4.13: Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi khu dân cư trong vùng mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

Hình 4.14: Cơ sở dữ liệu bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi khu dân cư trong vùng mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

Hình 4.15: Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải khu vực mỏ khai thác mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

Hình 4.16: Cơ sở dữ liệu bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải khu vực mỏ khai thác mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013

4.4 Nhận xét

Đối với khu vực khai thác: sau khi so sánh số liệu quan trắc giữa hai năm 2012 và 2013 kết hợp cùng bản đồ mô phỏng quá bụi thải năm 2013 ta thấy: nồng độ bụi thải tại moong khai thác không có xu hướng biến đổi nhiều, điều nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT (với ngưỡng cho phép của bụi trong khu vực mỏ khai thác theo Quyết định này là 4mg/m3), Tuy nhiên, tại vị

trí sàng tuyển nồng độ bụi gia tăng mạnh, tại số liệu quan trắc của 2012 nồng độ bụi tại khu vực sàng tuyển là 2,15mg/m3 ở dưới ngưỡng cho phép, nhưng đến năm 2013 đã đạt ngưỡng 5,56mg/m3 vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

Đối với khu vực các khu dân cư: sau khi so sánh số liệu quan trắc về bụi thải giữa hai năm 2012 và 2013 kết hợp với bản đồ mô phỏng ta thấy nồng độ bụi thải gia tăng và diễn biến theo chiều hướng xấu, nằm trên ngưỡng cho phép theo TCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh.

Khi so sánh nồng độ bụi thải sau khi tiến hành quan trắc tại năm 2013 với nồng độ bụi tại ngưỡng cho phép theo QCVN05:2009/BTNMT (ngưỡng cho phép đối với môi trường không khí xung quanh tại khu vực khu dân cư đối với bụi thải theo Quy chuẩn này là 0.3mg/m3), ta thấy có nơi vượt ngưỡng tới hơn 5 lần, đạt mức 1,6 mg/m3, tại nhà ông Ngô Văn Quý, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh thái Nguyên. Hay tại Tại khu vực dân cư xóm Cao Sơn 4, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nồng độ bụi cũng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép hơn 4 lần ở 1,3mg/m3. Như vậy môi trường không khí ở khu dân cư nằm gần khu vực khai thác đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi thải, cần có những biện pháp cụ thể để hạn chế và khắc phục.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ BỤI THẢI VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH Ô NHIỄM (Trang 39 -39 )

×