Tính bình đẳng (Fariness)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÔNG NGHỆ VỆ TINH ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN TRONG NGN (Trang 34)

ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN TRONG NGN

2.4.2Tính bình đẳng (Fariness)

Khi nhiều người dùng chia sẻ tài nguyên, tất cả người dùng trong cùng một lớp dịch vụ phải có chia sẻ như nhau về tài nguyên. Thường thì sự phân bổ không bằng nhau một cách chính xác, mức độ bình đẳng được đo bởi chỉ số bình đẳng. Chỉ số bình đẳng được định nghĩa khái quát như sau:

(2.2) Chỉ số này có các đặc tính sau đây:

- . Lượng phân phối bình đẳng (với tất cả lượng bằng nhau) có tính bình đẳng là 1 và lượng phân phối không bình đẳng (với tất cả các tài nguyên chỉ dùng cho một người) có tính bình đẳng là 1/n đạt đến 0 khi n tiến tới vô cùng.

- Tính bình đẳng độc lập vào thang đo, tức là, đơn vị đo là không quan trọng. - Tính bình đẳng là hàm liên tục. Một vài sự thay đổi nhỏ trong lượng phân bố

cũng thấy trong tính bình đẳng.

- Nếu chỉ có k trong n người dùng chia sẻ tài nguyên như nhau với (n - k) người dùng không nhận tài nguyên nào, thì tính bình đẳng là k/n.

Thuật toán bình đẳng khi F tiến gần tới 1. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ biểu diễn tính bình đẳng giữa các người dùng mạng nói chung mà chưa thể hiện được bản chất đa dịch vụ trong mạng thế hệ mới. Trong mạng NGN sẽ có nhiều lớp dịch vụ khác nhau, sử dụng nhiều hệ giao thức vận chuyển khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải đưa thêm hai chỉ số bình đẳng mới:

- Chỉ số bình đẳng giữa các giao thức cùng họ:

(2.3) trong đó θi và θj là thông lượng của các giao thức i và j cùng sử dụng cho một lớp ứng dụng.

- Chỉ số bình đẳng giữa các giao thức khác họ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÔNG NGHỆ VỆ TINH ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN TRONG NGN (Trang 34)