danh lấy từ họ mẹ (Lỗ Thuỵ) và chữ “Tấn hành”; quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. - Trước khi trở thành nhà văn, ông đã học nhiều nghề: Hàng hải (mong được đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (làm giàu cho đất nước), nghề y (chữa bệnh những người nghèo ốm mà không thuốc như bố ông). Cuối cùng ông thấy rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông chuyển sang làm văn nghệ. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Sáng tác của Lỗ Tấn đã phê phán mạnh mẽ những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”; và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chạy chữa để cứu dân tộc.
- Tác phẩm chính: truyện vừa AQ chính truyện, các tập truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới,...
⇒ Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ.
- Thuốc được viết vào tháng 4 năm 1919 đúng vào ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là Ngũ Tứ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.
- Truyện được in trong tập Gào thét (1923).
3. Tóm tắt tác phẩm:
- Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa Thuyên đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Tất cả mọi người trong quán trà đều tin chắn rằng: chiếc bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi được bệnh lao. Họ còn bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người cho anh là kẻ điên, là giặc, là cái thằng khốn nạn,...
- Năm sau, vào tiết Thanh Minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Mộ của con bà Hoa Thuyên gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa và tự hỏi “Thế này là thế nào?”…
4. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:
Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:
- Nghĩa gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người.
- Nghĩa chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:
+ Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân. + Thái độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.
+ Sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...
5. Hình tượng người cách mạng Hạ Du:
Xuất hiện gián tiếp qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong quán trà nhưng nhân vật này có ý nghĩa quan trọng. Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm trong đường lối hoạt động: đúng lí ra anh cần phải tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, để họ hiểu và ủng hộ cách mạng; thì ở đây Hạ Du lại chọn đối tượng để giác ngộ là bọn ác bá đồ tể - như lão Nghĩa đề lao. Việc làm đó đã khiến cho quần chúng không hiểu biết gì về cách mạng. Họ xem Hạ Du là kẻ điên, là làm giặc, đồng thời đã tố giác anh với chính quyền phong kiến... Cái chết của Hạ Du là bi kịch của ngưòi chiến sĩ cách mạng hoạt động xa rời quần chúng.
Tác giả bày tỏ thái độ trân trọng kính phục, song cũng ngầm ý phê phán anh làm cách mạng mà xa rời quần chúng.
6. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Là biểu tượng của sự kính trọng, cảm phục người chiến sĩ cách mạng. - Là niềm lạc quan, niềm tin vào tương lai tiền đồ của cách mạng .
Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi:
Thế này là thế nào?. Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm) và hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời. Tác giả muốn gợi lên cho người đọc suy ngẫm để hiểu ý nghĩa của cái chết kia. Đồng thời nhà văn muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng...
SỐ PHẬN CON NGƯỜI