Các nhân vật trong truyện:

Một phần của tài liệu đề cương văn 12 (Trang 65)

- Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu

4.Các nhân vật trong truyện:

- Về người đàn bà vùng biển:

+ Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định là “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

+ Số phận bất hạnh: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không chống trả, không trốn chạy. Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay

đắng.

- Vẻ đẹp tâm hồn:

+ “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”-> Ở người đàn b ny, tình yu thương con trở thnh sức mạnh phi thường khiến chị chịu đựng và đi qua mọi địn roi của người chồng tàn bạo.

+ Thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” , “… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thô vụng, xấu xí và khốn khổ ấy luôn tìm cch lí giải hành vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cùng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.

 Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, bao dung, cao thượng, giàu lòng vị tha.

- Về người đàn ông độc ác:

+ Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu.

+ Lão đàn ông có “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình.

+ Lời nguyền rủa vợ con: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” bộc lộ sự đau đớn, bất lực tột cùng của một người đàn ông trước đói nghèo, cơ cực đang bao vây gia đình, vợ con.

 Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy? - Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy.

+ Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ đến toà án huyện.

+ Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo sự yêu thương rất bản năng mà đứa con sẵn có giành cho mẹ:

. Nhìn thấy cha đánh mẹ, nó lao như một viên đạn về phía cha, giằng được cái thắt lưng, quật vo giữa ngực trần vạm vỡ của cha… Tình yu thương mẹ, và sự uất ức đối với cha đ vượt ra ngoài cái dáng vóc nhỏ b loắt choắt của nĩ. Đó là hình ảnh tuổi thơ đầy dấu vết của những đứa trẻ con nghèo vùng biển.

. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố (…) rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” -> Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động, xót xa…

- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

+ Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng.

+ Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển.

=> Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.

Một phần của tài liệu đề cương văn 12 (Trang 65)