Đối với Doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các gói kích cầu (Trang 26 - 27)

Gói kích thích kinh tế của Chính phủ bao gồm hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

khoảng 17 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD); vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; và các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng. Và hiệu quả của nó đối với Doanh nghiệp Việt nam hiện nay có thể được đánh giá là khá cao.

Đầu tiên là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Nhờ giải pháp vĩ mô của Nhà nước là thực hiện gói kích cầu; năm 2009 các Doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn Ngân hàng với chi phí và lãi suất thấp; và với chính sách hỗ trợ cho những lao động mất việc thì các doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương và nộp bảo hiểm cho những công nhân mất việc làm… giúp các doanh nghiệp khôi phục được sản xuất và lượng lao động mất việc làm được giảm đáng kể. Năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhiều so với năm 2008.

Thứ 2, giúp các Doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn và tiếp cận được vốn với lãi suất thấp.

Với việc hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần

khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng.

Các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt các chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

Thứ 3, giúp các DN giữ vững và mở rộng sản xuất vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều Doanh nghiệp đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ kịp thời từ gói kích cầu đã sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, thậm chí là mở rộng sản xuất, giúp tạo ra việc làm cho công nhân, và phát triển được hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Thứ 4, làm tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho DN và nền kinh tế. Những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ "gói kích cầu" nếu thực hiện có hiệu quả cũng sẽ có tác động tích cực đến tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước...

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các gói kích cầu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w